Bài viết

Cơ hội kinh doanh là gì? Nắm bắt ngay để đạt được thành công

08/03/2023 dot 10 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Hiểu được cơ hội kinh doanh là gì, tầm quan trọng và cách nắm bắt chúng là bí quyết giúp bạn thành công trên thương trường. Điều này giúp mô hình kinh doanh của bạn có nhiều doanh thu hơn, từ đó có thể mở rộng và phát triển hơn.

Đọc xong bài viết này, bạn sẽ hiểu được:

  • Cơ hội kinh doanh là gì? Ví dụ thực tế tại Việt Nam

  • 6 loại cơ hội kinh doanh điển hình

  • Nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt

  • Sự quan trọng của nắm bắt cơ hội trong kinh doanh

Cùng bắt đầu nhé!

Cơ hội kinh doanh là gì?

Cơ hội kinh doanh, được hiểu đơn giản là nắm bắt cơ hội nào đó xuất hiện trên thị trường để bắt đầu hoạt động kinh doanh, mua bán.

Cơ hội kinh doanh thường được bắt đầu từ một điều kiện được cho là thuận lợi phát sinh trên thị trường trong một thời điểm nào đó.

Cơ hội kinh doanh được nắm bắt và tận dụng đúng cách sẽ giúp cho cá nhân làm kinh tế, doanh nghiệp trở nên phát triển và giàu có. Ngược lại, không biết cách nắm bắt hoặc chiến lược kinh doanh sai lầm sẽ có thể dẫn sự thất bại - thậm chí là phá sản.

Ví dụ về cơ hội kinh doanh

Dưới đây là một ví dụ cụ thể về Cơ hội kinh doanh mảng Trà sữa tại Việt Nam trong năm 2017:>

"Năm 2017 được xem là năm lên ngôi của Trà sữa trân châu tại TP.HCM bởi ngoài các thương hiệu trà sữa Đài Loan, Việt Nam còn có một vài thương hiệu đến từ Hồng Kông như Mr.Good Tea/Royal Tea; Hàn Quốc – Amasvin/Uni House, Thái Lan – Chamichi/Chapayom, Malaysia – Tealive" - theo nghiên cứu về Văn Hóa Trà Sữa của Giới trẻ TP. Hồ Chí Minh của Phan Thị Hồng Xuân - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Sự bùng nổ trên đã mang đến rất nhiều thương hiệu trà sữa lớn nhỏ đến với người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Đồng thời, sự kiện trên còn giúp tạo ra cơ hội kinh doanh Trà sữa Nhượng quyền diễn ra rất sôi nổi tại thị trường Việt Nam.

Bạn đã biết: Vốn 100 triệu nên kinh doanh gì ở nông thôn để đạt được mục tiêu tài chính?

Tầm quan trọng của cơ hội kinh doanh

Cơ hội kinh doanh là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Không có nó, một thương hiệu không thể được thành lập, mở rộng và phát triển.

Mục đích chính của cơ hội kinh doanh là làm bàn đạp để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho người hoặc doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Trong đó, việc phát hiện ra cơ hội và biết tận dụng chúng là một lợi thế lớn để cá nhân và doanh nghiệp có thể thành công hơn trong kinh doanh.

Dưới đây là 4 lý do khiến cơ hội kinh doanh trở nên quan trọng:

  • Cơ hội để xây dựng một mô hình kinh doanh mới: Cơ hội kinh doanh có thể phát sinh từ một vấn đề chưa được giải quyết trên thị trường hoặc một vấn đề hoàn toàn mới phát sinh trong xã hội. Từ đó, chúng cần có một giải pháp để xử lý.

  • Cơ hội để tránh thất bại: Cá nhân và doanh nghiệp tham gia kinh doanh có thể thất bại nếu chậm nắm bắt các cơ hội. Có được ý tưởng kinh doanh mới, đáp ứng được nhu cầu thị trường là điều kiện cần để đến gần với khách hàng hơn, từ đó mô hình kinh doanh có thể tồn tại và phát triển.

  • Gia tăng doanh thu & lợi nhuận: Việc nắm bắt cơ hội đúng lúc tạo điều kiện giúp cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp cung cấp được những giải pháp phù hợp, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Từ đó giúp cải hiện sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

  • Cơ hội phát triển: Việc gia tăng doanh thu và lợi nhuận là bàn đạp để cá nhân kinh doanh/doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô hơn để trở nên phát đạt.

Các loại cơ hội kinh doanh

Cơ hội kinh doanh được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau, biết nắm bắt và tận dụng được những tín hiệu này sẽ mang đến thành công dành cho bạn. Dưới đây là ví dụ cụ thể về 6 loại cơ hội phổ biến nhất:

Cơ hội thị trường mới: Có thể là một nhu cầu thị trường tiềm năng chưa được khai thác. Điều này mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội tạo ra các sản phẩm & giải pháp đáp ứng được nhu cầu đó mà không bị cạnh tranh quá nhiều.

Cơ hội tài nguyên chưa được khai thác: Là một dạng cơ hội kinh doanh liên quan đến các loại tài nguyên có giá trị trong cuộc sống nhưng thực tế chưa được sử dụng nhiều. Ví dụ: Điện năng lượng mặt trời. 

Cơ hội nhu cầu bị kìm nén: Là dạng cơ hội tận dụng các nhu cầu hiện có mà các giải pháp hiện tại không đáp ứng được. Ví dụ: 

“Xe ôm truyền thống đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân nhanh chóng, tuy nhiên thường mập mờ về giá cả và hay có trường hợp "chặt chém" tạo ra sự e ngại cho khách hàng. Grab được sinh ra với tính năng biết trước giá cước cho hành trình, đồng thời có nhiều ưu đãi khuyến mại giúp khách hàng có thể an tâm khi di chuyển với mức chi phí tốt.”

Cơ hội công nghệ: Là một loại cơ hội giúp các doanh nghiệp giới thiệu các công nghệ có thể ứng dụng trong các nhu cầu của cuộc sống.

Cơ hội cạnh tranh: Là loại cơ hội giúp cá nhân và doanh nghiệp giới thiệu các giải pháp đáp ứng nhu cầu thị trường một cách ưu việt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Cơ hội hợp tác chiến lược: Là loại cơ hội cộng tác giữa các doanh nghiệp với nhau để cùng tạo nên lợi thế cạnh trên thị trường.

Xem ngay: 15 bài học kinh doanh "phải biết" cho người mới bắt đầu

Làm thế nào để xác định một cơ hội kinh doanh?

Biết được khi nào là cơ hội kinh doanh là một yếu tố cốt yếu giúp cá nhân & doanh nghiệp có thể làm ăn phát triển hơn.

Dưới đây là gợi ý quy trình với 5 giai đoạn chính giúp bạn có thể "nhận diện" được cơ hội kinh doanh:

1. Giai đoạn nghiên cứu khách hàng: 

Các công ty cần phải hiểu khách hàng mục tiêu cần gì. Điều này đòi hỏi các công ty tìm hiểu các dữ liệu thực tế liên quan đến nhu cầu, mục tiêu và mong đợi của khách hàng mục tiêu. 

Đồng thời, các xu hướng trong quá khứ và hiện tại của thị trường cũng cần được nghiên cứu kỹ để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn mong muốn và sở thích của khách hàng.

2. Giai đoạn giả thiết sản phẩm

Trong giai đoạn giả thuyết sản phẩm, các công ty cần xác định các tính năng của sản phẩm dự định tung ra thị trường nhằm giải quyết vấn đề của khách hàng một cách thỏa mãn nhất. 

Để làm được điều này, quá trình xây dựng sản phẩm phải dựa trên thông tin được thu thập trong giai đoạn nghiên cứu khách hàng.

3. Giai đoạn giả thiết thị trường

Các công ty cần kiểm tra các kịch bản trước khi chính thức quyết định tung một sản phẩm thị trường. 

Điều này giúp doanh nghiệp có thể ước tính trước mức độ đón nhận của khách hàng trong thế giới thực thông qua các tiêu chí như: đối thủ cạnh tranh, khả năng giải quyết vấn đề khách hàng của sản phẩm/dịch vụ, giá cả, điểm mạnh/yếu, các thách thức,...

4. Giai đoạn phát triển sản phẩm

Khi các giai đoạn trên đều mang lại kết quả tích cực, đây chính là một cơ hội kinh doanh. Nếu doanh nghiệp muốn nắm lấy cơ hội này, thì họ sẽ chuyển sang bước phát triển sản phẩm để hướng tới việc sản xuất đại trà.

Phát triển sản phẩm yêu cầu công ty cần phải thiết kế và thử nghiệm sản phẩm và dịch vụ liên tục bằng nhiều phương pháp khác nhau để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của nó khi chính thức tung ra thị trường. Trong quá trình thử nghiệm, nếu doanh nghiệp thấy sản phẩm/dịch vụ có bất cứ lỗi hoặc đặc tính nào đó chưa đủ thỏa mãn khách hàng thì sẽ chỉnh sửa cho đến khi chất lượng đạt được như mong đợi.

Đặc điểm của một cơ hội kinh doanh tốt

Nắm bắt được cơ hội kinh doanh là điều cốt lõi để làm nên một doanh nghiệp thành công. Chúng có thể tạo ra giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và có được nhiều doanh thu hơn. 

Dưới đây là 5 đặc điểm để "nhận diện" được 1 cơ hội kinh doanh tốt:

  • Sự rõ ràng: Những cơ hội kinh doanh tốt đều có điểm chung ở sự rõ ràng. Chúng phải có khả năng phân tích và đo lường để các doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm đáp ứng thị trường.

  • Sự phù hợp: Bên cạnh sự tiềm năng, cơ hội kinh doanh có đủ tốt hay không phụ thuộc vào việc bản thân công ty có đủ nguồn lực và khả năng cung cấp giải pháp để đáp ứng nhu cầu thị trường hay không.

  • Mức độ khả thi: Một cơ hội kinh doanh tốt là phải khả thi và có tính thực tế cao. Một cơ hội khả thi sẽ giúp cá nhân kinh doanh/doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thực hiện, dẫn đến khả năng thành công cao hơn.

  • Tính sinh lời đủ cao: Một cơ hội kinh doanh tốt phải có khả năng  tạo ra mức lãi đủ cao sau khi trừ hết các chi phí. Chỉ khi có lãi, doanh nghiệp mới có kinh phí để tồn tại và phát triển.

  • Có khả năng mở rộng: Một cơ hội tốt phải có khả năng mở rộng. Điều này có nghĩa là, một cơ hội đủ tốt phải cho phép doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô lớn khi cần thiết để tăng trưởng doanh thu, phát triển mạnh mẽ hơn.

Cơ hội kinh doanh và ý tưởng kinh doanh

Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Ý tưởng kinh doanh được triển khai dựa trên Cơ hội kinh doanh.

Cơ hội kinh doanh được xác định từ một vấn đề hoặc nhu cầu phát sinh trong thị trường thông qua phản hồi của khách hàng, nghiên cứu thị trường và các nguồn thông tin khác. Do đó, cơ hội kinh doanh là yếu tố khách quan, người làm kinh tế/doanh nghiệp cần phải theo dõi thường xuyên để có chiến lược nắm bắt tốt nhất.

Ý tưởng kinh doanh thường được tạo ra thông qua từ tư duy sáng tạo của các nhân sự trong doanh nghiệp để cố gắng tận dụng các cơ hội kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận, giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn. Vì thế, ý tưởng kinh doanh sẽ mang tính chủ quan, người làm kinh tế/doanh nghiệp hoàn toàn có thể tác động hoặc chỉnh sửa chúng để cải thiện hiệu quả kinh doanh hơn.

Để dễ hiểu hơn, bạn có thể tham khảo bảng tổng hợp sau đây:

 

Cơ hội kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh

Nguồn gốc

Từ sự thay đổi - biến động của thị trường và các vấn đề liên quan như: Pháp luật, môi trường, 

Là tư duy sáng tạo để nắm bắt cơ hội kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, phát đạt hơn

Tính chất vấn đề

Mang tính khách quan. Không thể tác động, thay đổi.

Mang tính chủ quan. Có thể tác động, thay đổi.

Khái niệm nào xuất hiện trước?

Cơ hội kinh doanh xuất hiện trước

Xuất hiện sau. Ý tưởng kinh doanh được nghĩ ra dựa trên Cơ hội kinh doanh nhằm đưa ra các chiến lược để thu nhiều lợi nhuận hơn.

Ví dụ 

Năm 2017 là năm bùng nổ của kinh doanh Trà sữa tại Việt Nam với nhu cầu thị trường rất cao. 

Ý tưởng tham gia Nhượng quyền thương hiệu Trà sữa uy tín để “đón” trào lưu trà sữa nhằm thu lợi nhuận cao.

Tham khảo thêm kiến thức về vòng quay tiền mặt trong kinh doanh để ứng dụng vào thực tế

Hiểu được Cơ hội kinh doanh là gì và biết cách nắm bắt chúng đúng lúc là chìa khóa giúp bạn vượt lên trên đối thủ và thành công hơn trên thị trường. Hy vọng những thông tin AIA chia sẻ sẽ ít nhiều giúp ích cho bạn trong việc vận hành mô hình kinh doanh một cách trơn tru, thuận lợi hơn. Chúc bạn thành công!

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ