Bài viết

A-Z cách quản lý, lập bảng chi tiêu gia đình hàng tháng Hiệu Quả

08/03/2023 dot 10 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Quản lý chi tiêu gia đình luôn là bài toán khó của mỗi gia đình. Phải làm sao để đáp ứng tốt các nhu cầu về vật chất và tinh thần cho toàn bộ các thành viên của gia đình. Cùng AIA Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về cách thiết lập bảng chi tiêu trong gia đình một cách hiệu quả và hợp lý nhất.

TOP 5 cách quản lý chi tiêu gia đình

Lập kế hoạch phân bổ ngân sách chi tiêu

Việc lập kế hoạch quản lý chi tiêu gia đình giúp bạn kiểm soát tốt các khoản thu chi của gia đình một cách hợp lý mà vẫn ở trong ngân sách cho phép. Bạn có thể chia nhỏ các khoản chi tiêu thành mỗi tháng thành các khoản khác nhau. Tuỳ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của các thành viên hay giới hạn ngân sách cho phép mà có thể điều chỉnh cho hợp lý.

Bạn có thể áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ thông qua ví dụ sau:

  • Các chi phí thiết yếu( 65%): Bao gồm các khoản chi tiêu về ăn uống, tiện điện nước, tiền xăng xe, tiền học phí,... hay tiền thuê nhà ( nếu có)

  • Quỹ tiết kiệm hàng tháng ( 15%): Là khoản tiền để dành cho mọi thành viên trong gia đình, được sử dụng trong kế hoạch dài hạn.

  • Quỹ dự phòng khẩn cấp (10%): Là khoản tiền mặt dự trù cho những trường hợp khẩn cấp.

  • Quỹ chi phí đối ngoại (5%)Bao gồm các khoản chi tiêu hai bên gia đình, tiền mừng cưới, tiền thăm nom,... 

  • Quỹ chi phí tự do (5%): Là chi phí phục vụ cho các hoạt động vui chơi, giải trí, xem phim, du lịch,...

Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình mà bạn có thể thiết lập tỷ lệ chi tiêu một cách hợp lý. Nên ưu tiên các khoản chi phí thiết yếu và giảm bớt hay linh hoạt hoá các khoản chi tiêu trong gia đình.

Tham khảo thêm thông tin chi tiết về: Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính 

Áp dụng quy tắc 50:30:20

Bên cạnh quy tắc 6 chiếc lọ thì phương pháp 50:30:20 được đánh giá khá cao trong tính ứng dụng thực tế. Quy tắc này vận hành theo cơ chế 50% được chi vào khoản phí sinh hoạt thiết yếu và 50% thu nhập còn lại được dùng cho mục đích tiết kiệm. Dưới đây là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng quy tắc 50:30:20.

 

  • Dành 50% thu nhập cho các khoản chi tiêu thiết yếu cũng như các khoản chi phí cố định bao gồm: tiền ăn uống, phương tiện đi lại, tiền Internet, tiền điện - tiền nước,...

  • Dành 30% thu nhập mỗi tháng đáp ứng cho các nhu cầu cá nhân như tiền học phí, mua sắm, du lịch, giải trí,..

  • Dành 20% thu nhập cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, đầu tư, quỹ dự phòng khẩn cấp,...

Xây dựng phương án tài chính dự phòng

Dự phòng tài chính là việc làm hiển nhiên mà bất kỳ các gia đình nào cũng cần phải xem xét và thiết lập. Các khoản dự phòng sẽ đem lại cảm giác an toàn hơn. Ví dụ như các khoản bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm hưu trí,..sẽ tạo ra cho bạn cảm giác an toàn hơn khi gặp sự cố hay tình huống bất trắc.

Hướng dẫn chi tiết: 2 cách xây dựng quỹ dự phòng tài chính hiệu quả 

Gửi tiết kiệm cải thiện đời sống

Mỗi gia đình đều có những khoản tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn hay dài hạn riêng. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà ngân sách tiết kiệm cũng khác biệt, nhưng nhìn chung bạn nên dành ít nhất 10% thu nhập cho mục tiêu tiết kiệm của mình.

Thiết lập quỹ dự phòng khẩn cấp cho gia đình

Quỹ dự phòng khẩn cấp sẽ giúp bạn an tâm hơn, ngoài ra đây cũng được xem là một khoản tiết kiệm nhất định của cả gia đình. Trên thực tế vẫn còn ít gia đình chuẩn bị cho các khoản dự phòng khẩn cấp. Thay vào đó, mọi người lại có xu hướng tập trung tất cả các khoản vào mục tiết kiệm. Tuy nhiên, việc chia rõ từng khoản chi tiêu một cách cụ thể và chi tiết vẫn là lựa chọn hợp lý nhất.

Cách lập bảng chi tiêu gia đình

Việc lập bảng ngân sách giúp bạn quản lý chi tiêu gia đình một cách chính xác và có tình logic hơn. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng bảng tính Excel, sổ tay, thẻ Note, hay các ứng dụng hỗ trợ khác. Nhưng nhìn chung để thiết lập bảng chi tiêu một cách chính xác, bạn cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Lên danh sách các khoản thu - chi 

Việc lên danh sách các khoản thu chi hàng tháng giúp bạn nắm rõ tình trạng sức khỏe tài chính của gia đình mình. Việc chia nhỏ các khoản chi tiêu càng cụ thể giúp bạn nắm rõ nên tăng chi tiền cho khoản nào hay giảm bớt cho danh mục nào. Không nên áp dụng một cách rập khuôn mà cần linh động theo dòng tiền của gia đình.

Bước 2: Phân bổ dòng tiền một cách hợp lý

Sau khi hoàn thành bước thiết lập các danh mục cần chi, bạn cần phân bổ ngân sách sao cho hợp lý nhất. Bạn có thể áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, phương pháp 50:30:20,...Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ như  Excel; Money Lover hay sổ thu chi Misa,...

Bước 3: Theo dõi thu chi hàng tháng

Theo dõi và kiểm tra lại bảng chi tiêu gia đình hàng tháng mà bạn đã thiết lập. Lưu ý, không nên chi tiêu quá trớn cho một khoản nhất định hay chi số tiền quá lớn cho các khoản chi không cần thiết.

Bước 4: Thực hiện ghi chép thu chi 

Nên ghi chép cẩn thận các khoản theo từng ngày, từng tuần và theo tháng. Lưu ý không nên bỏ qua các khoản chi nhỏ bởi nó sẽ ảnh hưởng đến bảng kế hoạch chi tiêu mà bạn đã thiết lập ngay từ đầu.

Xem thêm: 15 cách chi tiêu hợp lý cho gia đình 3, 4 người

Mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng

Một số mẫu bảng quản lý chi tiêu gia đình thông dụng và phổ biến bao gồm:

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến việc thiết lập và quản lý chi tiêu gia đình được AIA Việt Nam tổng hợp một cách khách quan nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn về cách quản lý dòng tiền của gia đình mình một cách tốt nhất.

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ