Bài viết

Bác sĩ chỉ cách phòng ngừa căn bệnh ung thư khiến gần 19.000 ca tử vong mỗi năm

09/11/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

1.      Ung thư phổi nguy hiểm như thế nào?

Theo Tổ chức Ung thư toàn cầu năm 2020, ung thư Phổi gây tử vong nhiều nhất, hàng năm có khoảng 2,2 triệu ca mắc mới và 1,79 triệu người tử vong do ung thư phổi. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 26.262 ca mắc mới18.685 ca tử vong do căn bệnh này.

 

Ai dễ bị ung thư phổi hơn?

·       Hút thuốc lá.

·       Ô nhiễm không khí.

·       Các bệnh phế quản phổi: COPD, thiếu alpha-1 antitrypsin, và xơ phổi.

·       Người làm việc ở các hầm mỏ: Uranium, niken, crom, hoặc một số ngành nghề có tiếp xúc amiant, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt,…

·       Di truyền.

 

2.      Ung thư phổi - 7 dấu hiệu cảnh báo bạn cần biết

·       Ho kéo dài, dai dẵng, không rõ nguyên nhân.

·       Khó thở, khò khè thường xuất hiện khi giai đoạn muộn của bệnh.

·       Đau ngực, lưng hoặc vai. Các cơn đau dai dẳng, âm ỉ, tăng lên khi ho hoặc hít thở sâu.

·       Khàn tiếng: Do khối u phổi trái hoặc hạch trung thất chèn ép vào dây thần kinh.

·       Hạch cổ: Rắn chắc, to nhanh không đi kèm với các dấu hiệu viêm nhiễm vùng họng, miệng.

·       Sụt cân: Diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

·       Các triệu chứng khác: Đau vùng vai, cánh tay, ngón tay kèm tê bì dị, sụp mi mắt, nóng bừng và đỏ nửa mặt cùng bên.

 

3.       Các phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư phổi

Các phương pháp chẩn đoán

·       Cắt lớp vi tính lồng ngực (CT scanner).

·       Các xét nghiệm tầm soát ung thư phổi SCC, CEA, Cyfra 21-1, NSE tăng,…

·       Chụp X-quang ngực.

·       Nội soi phế quản.

·       Sinh thiết.

 

Các phương pháp điều trị

·       Phẫu thuật: Mổ hở, nội soi hoặc phẫu thuật robot.

·       Hóa trị: Điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật, hoặc đối với người bệnh đã đến giai đoạn muộn của bệnh không còn có thể phẫu thuật như các giai đoạn III, IV.

·       Xạ trị: Xạ trị trong một số trường hợp quá giai đoạn phẫu thuật, bệnh chưa di căn hoặc sau hóa trị, u còn tồn lưu.

·       Điều trị nhắm đích: Có hiệu quả cao, ít tác dụng phụ, dùng cho người bệnh thể trạng kém, lớn tuổi, không thể phẫu thuật.

·       Điều trị miễn dịch: Hoạt động bằng cách hỗ trợ hệ thống miễn dịch cơ thể trong việc nhận biết và tấn công các tế bào ung thư.

 

4.      Biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư phổi

·       Không hút thuốc, tránh “hút thuốc lá thụ động”.

·       Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng: Cần có những biện pháp bảo hộ hiệu quả khi tiếp xúc.

·       Chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả:

Ăn đa dạng các loại rau với nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam…

Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành…

·       Tập thể dục thường xuyên: tối thiểu 5 ngày/tuần (mỗi lần 30 phút).

·       Khám sức khỏe – tầm soát ung thư phổi định kì.

*Thông tin được trích từ Cẩm Nang Để Sống Khỏe Trọn Vẹn của NXB Y học.