Bản tin Sống khỏe

Bị bỏng ngày Tết & cách xử lý hạn chế tối đa tổn thương

31/1/2024 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Càng cận Tết, càng có nhiều hoạt động nấu nướng hoặc vui chơi dễ dẫn đến bị bỏng. Có thể là bỏng do nước sôi, hóa chất, bỏng điện, ma sát hay bức xạ. Bỏng không đơn thuần chỉ là cảm giác nóng rát, bỏng có thể là tổn thương da nghiêm trọng làm cho các tế bào xung  quanh bị ảnh hưởng hoặc chết đi.

Làm thế nào để nhận diện độ bỏng và xử lý đúng cách để hạn chế tối đa tổn thương? Đọc ngay các bí kíp từ chuyên gia ngay dưới đây. (*)

(*) Nội dung được trích từ "Cẩm nang để sống khỏe trọn vẹn" - NXB Y học phối hợp cùng AIA Việt Nam sản xuất. 

Theo Hội Bỏng Việt Nam, mỗi năm nước ta ghi nhận từ 800.000 đến 1 triệu nạn nhân bỏng, con số này tương đương với 1% dân số cả nước. (*)

1.  Triệu chứng bỏng phổ biến

·       Bỏng độ I: Đỏ da, viêm nhẹ hoặc sưng, đau, da khô, bong tróc khi lành vết bỏng.

·       Bỏng độ II: Xuất hiện bóng nước, sau đó da rất đỏ và đau. Một số bóng nước vỡ làm cho vết thương trông rất ướt. Theo thời gian, mô dạng vảy mềm và dày (dịch tiết sợi huyết) có thể phát triển trên vết thương.

·       Bỏng độ III trở lên: Vết bỏng có dạng sáp và màu trắng, cháy đen, màu nâu sẫm, da lở và lồi cơ, bóng nước không vỡ.

 

2. Phương pháp điều trị: 

Đối với bỏng nông:

·       Thay băng chăm sóc vết bỏng

·       Bù nước điện giải

·       Sử dụng thuốc giảm đau

Đối với bỏng sâu: Phẫu thuật loại bỏ các tổ chức hoại tử bỏng

·       Cắt hoại tử sớm, khi hoại tử chưa rụng tự nhiên

·       Cắt trong 6-12h, hoặc 3h ngay sau khi bỏng

 

3. Làm gì để hạn chế bị bỏng?

·       Khi tắm cho trẻ, dùng tay thử độ nóng khi pha nước, không xịt nước thẳng từ vòi vào trẻ để tránh nhiệt độ của máy không ổn định.

·       Để xa tầm tay trẻ nhỏ các vật dụng dễ cháy nổ như bật lửa, que diêm…

·       Các ổ điện phải có các lá cách điện bên trong.

·       Các vật dụng, hóa chất có thể gây bỏng phải được đựng trong vật dụng được chú thích rõ ràng.

·       Trang bị bình cứu hỏa gần vị trí bếp, là khu vực rất dễ xảy ra cháy nổ.

·       Thường xuyên sử dụng kem chống nắng, che chắn kĩ để không bị bỏng nắng.

 

Có thắc mắc về sức khỏe, đặt câu hỏi với BÁC SĨ tại đây