Bài viết

Trẻ bị tay chân miệng kiêng gì để nhanh khỏi? Những điều mẹ cần biết

05/11/2023 dot 3 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Tay chân miệng là một bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ và thường lây qua đường nước bọt hay dịch mũi họng. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không can thiệp kịp thời. Do đó, cha mẹ cần có kiến thức hiểu biết đúng về căn bệnh này để kịp thời ứng phó, điều trị của trẻ. Hãy cùng AIA Việt Nam tìm hiểu về bệnh tay chân miệng nên kiêng gì để mau khỏi trong bài viết dưới đây.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là gì?

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột Enterovirus và nhiều loại virus khác nhau gây ra [2]. Tay chân miệng thông thường lây qua tuyến nước bọt, dịch mũi,... nên trẻ thường bị lây từ trẻ khác khi học mẫu giáo, nhà trẻ. 

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm

Loại virus đường ruột này được đánh giá là một virus có sức sống mãnh liệt với phạm vi rộng. Chúng sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560 độ sau 30 phút. Với nhiệt độ 40 độ C, chúng sẽ sống được trong 3 tuần ở môi trường bên ngoài [2]. Những nơi virus thường tập trung là bàn, ghế, đồ dùng ăn uống dùng chung.

Tay chân miệng có nhiều loại từ triệu chứng nhẹ đến nặng như:

  • Loại virus Coxsackievirus A16: đây loại loại bệnh nhẹ thông thường sẽ khỏi sau 7 ngày - 10 ngày và để lại ít biến chứng.

  • Loại virus EV17: Đây là loại virus khiến bệnh trở nặng và dễ tử vong nhất. Các biến chứng để lại sẽ liên quan đến tim mạch, hệ hô hấp,.. có thể viêm màng não hay viêm não. Hiện nay, ở Việt Nam tỷ lệ tử vong do biến chứng tay chân miệng để lại khá cao.

>>> Xem thêm: Bảo hiểm sức khỏe cho bé theo từng độ tuổi cha mẹ nên biết

Triệu chứng của bệnh chân tay miệng

Triệu chứng của bệnh chân tay miệng

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ [1]:

  • Giai đoạn ủ bệnh: ở giai đoạn này triệu chứng liên quan tay chân miệng không nhiều nên khiến bậc cha mẹ lầm tưởng rằng con mình vẫn bình thường như bao đứa trẻ khác. Giai đoạn này kéo dài từ 3 ngày - 7 ngày.

  • Giai đoạn khởi phát bệnh: trong giai đoạn này trẻ sẽ đau họng nhẹ, sốt, biếng ăn, tiêu chảy,... trong 1 ngày - 2 ngày.

  • Giai đoạn bệnh toàn phát: Đây là một giai đoạn nguy hiểm, trẻ em sẽ bị lở loét miệng với đường kính khoảng 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi và lưỡi. Hơn nữa, trẻ sẽ bị phát ban rọng và để lại các vết thâm. Bên cạnh đó, trẻ sẽ bị sốt, nôn ói và có nguy cơ biến chứng về thần kinh, tim mạch hay hệ hô hấp. Giai đoạn phát bệnh sẽ kéo dài từ 3 ngày đến 10 ngày.

  • Giai đoạn tự khỏi bệnh: giai đoạn tự khỏi bệnh sẽ kéo dài từ 3 ngày - 5 ngày nếu loại virus trẻ mắc phải là coxsackievirus A16. Còn nếu do loại virus EV71 gây ra thì trẻ có khả năng bị suy tuần hoàn, hô hấp, hôn mê, co giật dẫn đến tử vong.

Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì?

Bố mẹ cần lưu ý giữ cơ thể trẻ luôn sạch sẽ nên trẻ mau chóng khỏi bệnh

Chăm sóc trẻ nhỏ mắc bệnh tay chân miệng rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của trẻ nhỏ. Sau đây là một số điều trẻ nên kiêng khi bệnh tay chân miệng [2]:

  • Kiêng gãi vào các vết phát ban: Các nốt trẻ nhỏ phát ban khi mắc tay chân miệng cần được giữ sạch sẽ. Bố mẹ nên cẩn thận khi trẻ tiếp xúc với các vết ban khi cảm thấy ngứa khó chịu. Nếu không may trẻ gãi vào vết phát ban, trứng sẽ vỡ ra gây đau rát và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục bệnh.

  • Không nên sát khuẩn cho trẻ bằng muối: Việc dùng muối sát khuẩn có thể khiến làn da nhạy cảm của bé đau rát và tổn thương. Do đó phụ huynh cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng muối sát khuẩn cho trẻ.

  • Không nên kiêng tắm rửa: Nếu cơ thể trẻ không sạch sẽ thì các vết ban sẽ không nhanh lành và có thể để lại sẹo cho trẻ. Cha mẹ cần lưu ý giữ cơ thể trẻ luôn sạch sẽ để trẻ mau chóng khỏi bệnh.

  • Không cho trẻ uống thuốc quá liều: Khi mắc tay chân miệng, khả năng cao trẻ nhỏ sẽ phát sốt có thể lên đến 40 độ. Tuy vậy, bố mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt quá liều nên nhanh hạ sốt. Trước khi cho trẻ uống bất kỳ thuốc gì bậc phụ huynh cần thông qua ý kiến bác sĩ.

>>> Xem thêm: Phân biệt triệu chứng sốt xuất huyết, tay chân miệng và 3 loại bệnh dễ nhầm khác

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò chủ chốt trong quá trình hồi phục sức khoẻ ở trẻ em mắc tay chân miệng. Bậc cha mẹ nên biết được trẻ nên kiêng ăn những gì và nên bổ sung những gì để thúc đẩy quá trình phục hồi ở trẻ nhỏ. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên bổ sung cho trẻ:

  • Món ăn loãng và dễ tiêu hoá: trẻ nhỏ mắc tay chân miệng có thể bị lở loét vùng miệng nên cần ăn những món ăn loãng như cháo, súp,... để giúp trẻ ăn ngon miệng và bớt đau hơn.

  • Bổ sung đa dạng đầy đủ các chất cần thiết: chế độ dinh dưỡng hỗ trợ trẻ rất nhiều trong việc phục hồi sức khoẻ trở lại nên phụ huynh cần chú ý bổ sung cho trẻ đủ các loại vitamin C cần thiết và chất dinh dưỡng.

  • Nhóm rau củ: Trong chế độ dinh dưỡng rau củ cũng chứa các loại khoáng chất và vitamin cần thiết cho sự hồi phục cơ thể bệnh. Do đó, bố mẹ cần bổ sung vào bữa ăn hằng ngày của trẻ một lượng rau củ hợp lý.

  • Nước ép trái cây và sinh tố: Các loại chứa nhiều vitamin C như chanh, cam,.. có tính axit sẽ khiến trẻ đau ở vùng miệng lở loét nên bố mẹ có thể cho trẻ ăn dưa hấu, dưa lưới, thanh long,.. sẽ làm dịu cơn đau và trẻ cũng đủ các chất dinh dưỡng. Để trẻ có thể bổ sung được nhiều dưỡng chất và dễ hấp thu bố mẹ có thể xay sinh tố hoặc làm nước ép.

Trẻ mắc tay chân miệng thường biếng ăn do trẻ bị viêm lở loét vùng miệng khiến trẻ đau đớn và quấy khóc. Vì vậy, bậc phụ huynh lưu ý không để con trẻ ăn những món cay nóng hay quá mặn làm cản trở quá trình hồi phục của trẻ.

Cách chữa tay chân miệng cho trẻ

Dưới đây là một số cách chữa trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ:

  • Đưa trẻ đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất: Nếu phụ huynh phát hiện những dấu hiệu, triệu chứng tay chân miệng ở trẻ, cần đưa đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Vì để lâu, bệnh tình của trẻ có thể trở nặng gây nguy hiểm tính mạng.

  • Trẻ nhỏ mắc bệnh cần uống đầy đủ nước: Khi mắc bệnh tay chân miệng trẻ có thể sốt, nôn ói nhiều nên cơ thể rất dễ bị mất nước khiến trẻ mệt mỏi và biếng ăn. Nên bố mẹ cần chú ý và bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho trẻ.

  • Tránh tiếp xúc với nhiều người: Tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm nên trẻ mắc bệnh cần hạn chế việc tiếp xúc với nhiều người. Việc này sẽ giúp trẻ tránh được những tác nhân xấu có thể khiến bệnh tình của trẻ trở nặng.

>>> Xem thêm: Mua bảo hiểm cho bé dưới 6 tuổi và những điều cần lưu ý

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Tay chân miệng là loại bệnh truyền nhiễm từ người sang người nên rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy việc chăm sóc cho trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh cần lưu ý một số điều quan trọng sau:

  • Cách li: Cách li trẻ mắc bệnh tay chân miệng với những trẻ khác khi sống chung một gia đình.

  • Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày.

  • Vật dụng cá nhân: Những vật dụng trẻ thường sử dụng như bình sữa, ti giả, đồ chơi hay các dụng cụ ăn uống cần vệ sinh riêng biệt với các đồ dùng khác trong gia đình.

  • Quần áo: Quần áo trẻ mắc bệnh cũng cần giặt riêng để tránh lây nhiễm bệnh.

  • Chăm sóc: Người lớn chăm sóc trẻ bệnh cần đeo khẩu trang và luôn rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi tiếp xúc với trẻ.

Qua bài viết, AIA Việt Nam đã cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ, trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì và ăn gì. Với những chia sẻ trong bài viết, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bậc phụ huynh trong việc nhận biết bệnh và chăm sóc cho con trẻ một cách hợp lý.

 

Nguồn tham khảo:

[1] CDC, Hand, Foot, and Mouth Disease, 2022

[2] World Healt Organization, Hand Foot and Mouth Disease in Viet Nam, 2011

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ