Tiết kiệm tiền tiêu vặt
Tiền tiêu vặt là khoản tiền mà học sinh được bố mẹ, ông bà cho vào hàng tháng hoặc hàng tuần, tuy theo kế hoạch chi tiêu của từng gia đình. Bạn có thể trích một phần trong tổng số tiền tiêu vặt của mình để dành. Đây là khoản tiết kiệm nhỏ mỗi tháng nhưng khi gom góp lại sẽ thành một khoản tiền lớn đó.
Tiết kiệm tiền thưởng
Học sinh thường có những món tiền thưởng khi có thành tích học tập tốt. Vì vậy, hãy cố gắng học tập chăm chỉ để có điểm số tốt. Khi đó, bạn sẽ có những khoản tiền tiết kiệm từ số tiền thưởng này.
Không mua đồ chơi mới
Hãy tự đặt ra cho mình thử thách không mua đồ chơi mới khi bạn vẫn đang còn những món đồ chơi cũ vẫn dùng được. Số tiền bạn không mua đồ chơi đó hãy xin bố mẹ cho mình để dành làm món tiền tiết kiệm. Chắn chắn nếu bạn ngoan ngoãn, bố mẹ sẽ đồng ý thôi.
Không ăn quà vặt
Đồ ăn vặt là sở thích của các bạn học sinh. Các bạn thường bỏ ra một số tiền mỗi ngày để mua đồ ăn vặt. Điều này đang là một việc làm phung phí tiền của mình. Vì vậy, thay vì mua đồ ăn vặt mỗi ngày, bạn có thể dùng số tiền này để tiết kiệm, đút vào heo đất. Hoặc bạn có thể giảm thiểu số lần, số tiền ăn quà vặt. Ví dụ, bạn chỉ mua quà vặt 1 lần / tuần, mỗi lần không quá 30.000 VND. Sau một khoảng thời gian kiềm chế với ăn quà vặt, bạn sẽ có một số tiền tiết kiệm kha khá đó.
Bán sách vở cũ, giấy vụn không dùng nữa
Những cuốn sách cũ không còn sử dụng, các bạn có thể bán cho những tiệm sách cũ. Còn những cuốn vở cũ đã viết kín hay giấy vụn, bạn có thể bán ve chai. Đây cũng là một món tiền có thể để tiết kiệm được.
Sử dụng lại sách cũ của anh chị
Không chỉ bán các loại sách vở cũ, bạn còn có thể xin sách giáo khoa của các anh chị khóa trước để tiết kiệm chi phí mua sách mới. Đây là một các tái sử dụng đồ rất thiết thực mà học sinh có thể sử dụng. Cách thức này không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn có thể góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ gìn sách vở cẩn thận để để dành cho các em khóa sau. Đây cũng là một cách truyền thông điệp cho các em nhỏ hơn biết cách tiết kiệm, giữ gìn đồ dùng học tập của mình.
Dọn nhà giúp bố mẹ, xin phép bố mẹ bán chai nhựa, vỏ hộp không sử dụng trong nhà
Cũng giống như việc bán giấy vụn, bán những chai nhựa, vỏ hộp không sử dụng cũng là một cách tiết kiệm dành cho các bạn học sinh. Để có được các loại đồ nhựa, vỏ hộp không sử dụng, bạn phải siêng dọn dẹp nhà cửa. Sau đó hãy tìm tòi và phân loại ra những đồ gia đình không còn sử dụng nữa. Lưu ý là trước khi bán đồ nhựa, vỏ hộp, hãy hỏi ý kiến và được sự đồng ý của bố mẹ đã nhé!