Theo Điều 89 của Luật BHXH 2014 thì mức tiền lương hàng tháng đóng BHXH bắt buộc đồng thời là mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng các khoản bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động.
Việc đóng bảo hiểm xã hội chính là một sự đảm bảo và hỗ trợ cho người lao động lúc ốm yếu, tai nạn, thai sản hoặc về hưu. Nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết và nắm rõ cách tính bảo hiểm xã hội như thế nào? Vậy cùng AIA tìm hiểu cách tính bảo hiểm xã hội và các quy định mới năm 2023 trong bài viết dưới đây nhé!
Do đó mức tiền đóng BHXH hàng tháng của người lao động được tính cụ thể như sau:
Mức tiền đóng BHXH hàng tháng = Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc (1) X Tỷ lệ % đóng BHXH (2)
Trong đó:
(1) Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động bao gồm:
Tiền lương
Phụ cấp chức vụ, chức danh, trách nhiệm, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Phụ cấp thâm niên, khu vực, lưu động
Các phụ cấp có tính chất tương tự
Các khoản xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên khi trả lương.
(2) Tỷ lệ % đóng BHXH:
- Với người lao động Việt Nam:
Nếu doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng quỹ TNLĐ - BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH: 31,8% (trong đó người sử dụng lao động đóng 21,3%; còn người lao động đóng 10,5%).
Nếu doanh nghiệp không gửi văn bản đề nghị hoặc hết thời gian được đóng với mức thấp hơn: 32% ( người sử dụng lao động đóng 21,5%; còn người lao động đóng 10,5%).
- Với người lao động nước ngoài:
Nếu doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng quỹ TNLĐ - BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH: 7,8% (trong đó người sử dụng lao động đóng 6,3%; còn người lao động đóng 1,5%).
Nếu doanh nghiệp không gửi văn bản đề nghị hoặc hết thời gian được đóng với mức thấp hơn: 8% ( người sử dụng lao động đóng 6,5%; còn người lao động đóng 1,5%).
Ngoài ra từ 01/01/2022, người sử dụng lao động sẽ đóng thêm 14% và người lao động đóng thêm 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Ví dụ: Lương tháng của bạn (người Việt Nam) được 8.000.000 VNĐ thì bạn sẽ phải đóng BHXH là 8.000.000 x 10,5% = 840.000 VNĐ
Trong 10,5% bao gồm:
Bảo hiểm thất nghiệp 1%
Bảo hiểm y tế 1,5%
Bảo hiểm xã hội 8%
Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần
Tại Việt Nam, cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH. Cụ thể:
Đối với những người lao động đã đóng BHXH trước năm 2014: Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, tính theo thời gian đóng BHXH.
Đối với những người lao động đã đóng BHXH từ năm 2014 trở đi: Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính bằng công thức sau đây:
Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x thời gian đóng BHXH)/12
Trong đó:
Mbqtl là mức bình quân tiền lương đóng BHXH của tháng đóng BHXH gần nhất
Thời gian đóng BHXH tính từ ngày đóng BHXH đầu tiên đến ngày chấm dứt đóng BHXH.
Ví dụ:
Bạn đã đóng BHXH từ năm 2014 đến 2022 và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là 10 triệu đồng. Thời gian bạn đóng BHXH là 8 năm. Theo công thức thì mức hưởng BHXH 1 lần của bạn sẽ là:
Mức hưởng = (1,5 x 10 x 8 )/12 = 10 triệu VNĐ
Các quy định mới về bảo hiểm xã hội 2023
Từ ngày 15/02/2023 có 6 quy định mới về BHXH theo thông tư 18/2022/TT-BYT:
Các trường hợp được hưởng BHXH một lần
Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT thì các trường hợp sau sẽ được hưởng BHXH 1 lần:
Những người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS.
Những người mắc các bệnh, tật suy giảm khả năng lao động trên 81% trở lên, không tự kiểm soát hoặc không tự chăm sóc, phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
Hồ sơ khám giám định lần đầu để hưởng BHXH
Theo thông tư 18/2022/TT-BYT tại khoản 2 Điều 1 đã sửa đổi hồ sơ khám giám định lần đầu để hưởng BHXH tại điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Được chủ động giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để hưởng BHXH
Theo thông tư 18/2022/TT-BYT tại khoản 8 Điều 1 đã sửa đổi quy định về thời hạn giám định lại ít nhất sau 2 năm kể từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gần nhất trước đó. Ngoại trừ trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy định điều trị.
Ngày nghỉ trên giấy nghỉ việc hưởng BHXH có thể lên tới 50 ngày
Theo thông tư 18/2022/TT-BYT tại khoản 18 Điều 1 đã bổ sung thêm quy định: trường hợp người lao động bị sẩy thai, phá thai, thai lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở lên thì thời gian nghỉ tối đa theo quy định của Luật BHXH nhưng không quá 50 ngày cho 1 lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Quy định cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho người nhiễm Covid - 19
Theo thông tư 18/2022/TT-BYT tại khoản 13 Điều 1 đã bổ sung quy định cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho những người nhiễm Covid - 19. Những người nhiễm Covid -19 điều trị nội trú hoặc ngoại trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH:
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
Các bệnh viện dã chiến, điều trị, hồi sức cấp cứu Covid - 19
Các trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid - 19
Được yêu cầu cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu khám mà chưa được cấp
Trong khoản 18 Điều 1 ở Thông tư 18/2022/TT-BYT, người lao động được yêu cầu cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH khi người lao động đi khám bệnh, chữa bệnh mà chưa được cấp giấy.
Trên đây là thông tin chi tiết về cách tính bảo hiểm xã hội cũng như các quy định mới được cập nhật 2023. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ và nắm chắc quyền lợi cho bản thân và gia đinh.