Biết được khi nào là cơ hội kinh doanh là một yếu tố cốt yếu giúp cá nhân & doanh nghiệp có thể làm ăn phát triển hơn.
Dưới đây là gợi ý quy trình với 5 giai đoạn chính giúp bạn có thể "nhận diện" được cơ hội kinh doanh:
1. Giai đoạn nghiên cứu khách hàng:
Các công ty cần phải hiểu khách hàng mục tiêu cần gì. Điều này đòi hỏi các công ty tìm hiểu các dữ liệu thực tế liên quan đến nhu cầu, mục tiêu và mong đợi của khách hàng mục tiêu.
Đồng thời, các xu hướng trong quá khứ và hiện tại của thị trường cũng cần được nghiên cứu kỹ để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn mong muốn và sở thích của khách hàng.
2. Giai đoạn giả thiết sản phẩm
Trong giai đoạn giả thuyết sản phẩm, các công ty cần xác định các tính năng của sản phẩm dự định tung ra thị trường nhằm giải quyết vấn đề của khách hàng một cách thỏa mãn nhất.
Để làm được điều này, quá trình xây dựng sản phẩm phải dựa trên thông tin được thu thập trong giai đoạn nghiên cứu khách hàng.
3. Giai đoạn giả thiết thị trường
Các công ty cần kiểm tra các kịch bản trước khi chính thức quyết định tung một sản phẩm thị trường.
Điều này giúp doanh nghiệp có thể ước tính trước mức độ đón nhận của khách hàng trong thế giới thực thông qua các tiêu chí như: đối thủ cạnh tranh, khả năng giải quyết vấn đề khách hàng của sản phẩm/dịch vụ, giá cả, điểm mạnh/yếu, các thách thức,...
4. Giai đoạn phát triển sản phẩm
Khi các giai đoạn trên đều mang lại kết quả tích cực, đây chính là một cơ hội kinh doanh. Nếu doanh nghiệp muốn nắm lấy cơ hội này, thì họ sẽ chuyển sang bước phát triển sản phẩm để hướng tới việc sản xuất đại trà.
Phát triển sản phẩm yêu cầu công ty cần phải thiết kế và thử nghiệm sản phẩm và dịch vụ liên tục bằng nhiều phương pháp khác nhau để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của nó khi chính thức tung ra thị trường. Trong quá trình thử nghiệm, nếu doanh nghiệp thấy sản phẩm/dịch vụ có bất cứ lỗi hoặc đặc tính nào đó chưa đủ thỏa mãn khách hàng thì sẽ chỉnh sửa cho đến khi chất lượng đạt được như mong đợi.