Đa dạng hóa danh mục đầu tư hay đa dạng hóa đầu tư là việc bạn bỏ vốn vào đầu tư vào nhiều danh mục khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản,... để nhằm đạt được lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro.
Đối với các nhà đầu tư thì ai cũng biết đến nguyên tắc đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Nhưng hiểu rõ cũng như thành thạo về nguyên tắc này không phải nhà đầu tư nào cũng nắm rõ. Vậy đa dạng hóa danh mục đầu tư là gì? Cùng AIA tìm hiểu cụ thể về khái niệm và sử dụng phương pháp này hiệu quả trong bài viết sau.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư tuy không hoàn toàn có thể xóa bỏ rủi ro nhưng nó có thể giảm bớt mức rủi ro đó theo nguyên tắc đầu tư “không nên để tất cả trứng vào cùng một rổ”.
Hiểu một cách đơn giản, khi bạn mở rộng phạm vi đầu tư vào nhiều công ty, nhiều lĩnh vực khác nhau thì khi thị trường biến động sẽ giảm thiểu rủi ro. Vì thực tế rất hiếm có trường hợp tất cả các ngành đi lên hoặc đi xuống cùng một tốc độ trong cùng 1 thời kỳ.
Vì vậy, đa dạng hóa danh mục đầu tư giúp cho nhà đầu tư (NĐT) gặp ít rủi ro hơn.
Tại sao nên đa dạng hóa danh mục đầu tư?
Thị trường chứng khoán luôn biến đổi không ngừng và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các nhà đầu tư phải trang bị cho mình những kiến thức bao quát, tâm lý vững vàng và sự nhạy bén linh hoạt khi sử dụng các công cụ đầu tư.
Khi đầu tư chứng khoán bạn nên đa dạng hóa danh mục đầu tư vì những lý do sau:
- Thứ nhất, theo thời điểm, NĐT sẽ tập trung đầu tư vào cổ phiếu cơ sở và phân bổ tỷ lệ nhóm ngành đầu tư. NĐT sẽ đầu tư vào các công ty thuộc các ngành nghề khác nhau (đang tăng trưởng hoặc ổn định) chứ không đầu tư vào cổ phiếu của nhiều công ty khác nhau trong cùng 1 ngành.
- Thứ 2, khi đa dạng hóa danh mục đầu tư thì NĐT tránh được rủi ro nguy cơ mất trắng khi thị trường có chiều hướng thay đổi xấu. Có thể phân bổ ngân sách vào nhiều loại chứng khoán khác nhau như vàng, ngoại tệ, bất động sản, trái phiếu, chứng khoán phát sinh đầu tư trái phiếu.
- Thứ 3, trong đầu tư thì rủi ro luôn là yếu tố hiện hữu. NĐT để giảm được rủi ro bằng việc đầu tư vào nhiều nơi khác nhau hoặc các dự án khác. Vì rất ít xảy ra tình trạng tất cả các ngành cùng đi lên hoặc đi xuống trong cùng 1 thời điểm với cùng một tốc độ.
- Thứ 4, mục đích cuối cùng của NĐT là tối đa hóa lợi ích. Do đó, việc sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi ích là không dễ dàng. Để trở thành NĐT thành công cần biết cân bằng giữa rủi ro và cơ hội.
Chính vì vậy, đa dạng hóa danh mục đầu tư chính là chìa khóa giúp cho các NĐT kiểm soát được rủi ro và tối ưu hóa lợi ích.
Nguyên tắc đa dạng hóa các danh mục đầu tư
Để là NĐT tư giỏi, quản lý tốt và giảm thiểu rủi ro cũng như tối ưu hóa về lợi nhuận thì NĐT cần nắm rõ các nguyên tắc đa dạng hóa các danh mục đầu tư sau:
Hiểu rõ tình hình tài chính hiện tại của bản thân
Đầu tiên quan trọng nhất bạn cần phải nắm rõ về tình hình tài chính hiện tại để phân bổ các loại hình đầu tư sao cho phù hợp. Các NĐT cần quan tâm đến các yếu tố sau: mức thu nhập, nguồn vốn đầu tư (vốn nhiều thì đầu tư nhiều, vốn ít thì đầu tư rải rác). Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến tình hình hiện tại của bản thân: độ tuổi, kinh nghiệm, khả năng mạo hiểm và chấp nhận rủi ro.
Đầu tư vào các loại tài sản thích hợp
Các NĐT cần biết phân chia nguồn vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như đầu tư một ít vào lĩnh vực tiêu dùng, một ít cho bất động sản, một ít cho vàng, ngoại tệ,... Ngoài ra việc đầu tư còn phụ thuộc vào tình hình thị trường, kinh tế,... cũng như các phán đoán, phân tích của nhà đầu tư nên chọn loại tài sản nào là thích hợp với thời gian này.
Phân tích, đánh giá danh mục đầu tư
Để phân tích, đánh giá danh mục đầu tư bạn cần phân loại định lượng các khoản đầu tư và xác định được tỷ trọng giá trị của chúng so với tổng thể. Và các NĐT từ sẽ thường đầu tư vào những lĩnh vực đang có chiều hướng tăng và ổn định để phân bổ nguồn vốn.
Tái cân bằng chiến lược
Việc tái cân bằng chiến lược chính là điều chỉnh lại các danh mục đầu tư, các NĐT xem xét tác động thuế của việc bán tài sản cụ thể tại thời điểm đó. Và khi xác định được NĐT sẽ đưa ra quyết định giảm loại nào và tăng loại nào để việc đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất.
Tại sao bạn gặp khó khăn khi đa dạng hóa danh mục đầu tư
Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn vì bạn đang mắc những sai lầm thường gặp sau:
- Danh mục đầu tư chưa đủ đa dạng hoặc có thể quá đa dạng
- NĐT chưa có tầm nhìn xa và đa chiều với các khoản đầu tư
- Không tham khảo ý kiến của các chuyên gia cố vấn, tài chính có kinh nghiệm
- Ngoài ra còn một số sai lầm khác như không đa dạng hóa về mặt địa lý, bỏ qua hoàn cảnh cá nhân, không để ý đến điều kiện kinh tế vĩ mô,...
Đa dạng hóa danh mục đầu tư an toàn với các quỹ đầu tư
Để đa dạng hóa danh mục đầu tư an toàn với các quỹ, bạn có thể tham khảo một số phương án sau trước khi đưa ra quyết định phân bổ tài sản:
- Đa dạng đầu tư trong chính một loại tài sản: ví dụ NĐT chọn đầu tư trái phiếu, thì bạn sẽ có các lựa chọn như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu kho bạc với nhiều kỳ hạn.
- Đa dạng đầu tư với nhiều tài sản khác nhau: Ngoài việc đầu tư trái phiếu bạn có thể đầu tư cổ phiếu, chứng khoán, bất động sản,...
- Đa dạng với nhiều lĩnh vực, ngành nghề: NĐT có thể đầu tư cổ phiếu hoặc trái phiếu với nhiều ngành nghề khác nhau.
- Đa dạng đầu tư với các kênh dựa vào mức vốn hóa thị trường: chính là việc lựa chọn cổ phiếu của công ty hay tổ chức có quy mô khác nhau.
Với việc đầu tư đa dạng hóa các kênh thì cần nguồn vốn tương đối lớn, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn đa dạng. Chính điều này khiến cho các NĐT cá nhân khó có thể quản lý tốt và phù hợp với các tổ chức chuyên nghiệp hơn.
Như vậy với bài viết trên bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về đa dạng hóa danh mục đầu tư và nắm bắt được các phương án giảm rủi ro hiệu quả. AIA hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn đầu tư hiệu quả với lợi nhuận cao nhất. Hãy theo dõi AIA để biết thêm nhiều thông tin hơn về tài chính và sức khỏe cho bạn nhé!