Bài viết

Mách bạn bí quyết để sẵn sàng nghỉ hưu sớm ở tuổi 40

08/03/2023 dot 10 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Hiện nay, tỷ lệ người trẻ có kế hoạch nghỉ hưu sớm ngày càng tăng cao, đặt ra bài toán kinh tế làm thế nào để cân đối giữa chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư để chuẩn bị tốt cho cuộc sống sau khi nghỉ việc. Bài viết sau sẽ mách bạn bí quyết để sẵn sàng nghỉ hưu sớm ở tuổi 40.

Kế hoạch nghỉ hưu sớm là gì?

Nghỉ hưu sớm hay còn được biết đến với thuật ngữ FIRE (Financial Independence, Retire Early) là một trào lưu sống phổ biến hiện nay. Trong đó, mục tiêu mà con người ta hướng tới là làm chủ hoàn toàn về mặt tài chính, có nguồn thu nhập thụ động không cần lao động để tận hưởng cuộc sống của riêng mình. Để đạt được điều này, bạn phải chuẩn bị một kế hoạch nghỉ hưu sớm, kế hoạch tài chính chi tiết ngay từ khi còn trẻ.

Tại sao nên lập kế hoạch nghỉ hưu ngay khi còn trẻ?

Giảm bớt gánh nặng tài chính: Tích lũy và đầu tư khi còn trẻ có thể giúp bạn giảm thiểu đáng kể áp lực tài chính khi về hưu. Người trẻ hãy tận dụng tối đa sức mạnh của thời gian và lãi kép để gia tăng tài sản của mình càng sớm càng tốt.

Tăng điều kiện sống khi về già: Sau này, chúng ta sẽ phải đối mặt với vô vàn bệnh lý của tuổi già. Để được hưởng điều kiện chăm sóc tốt nhất, bạn phải chuẩn bị một khoản tiền đủ lớn sau khi đã nghỉ hưu.

Có cho mình những mục tiêu và động lực: Khi lên kế hoạch nghỉ hưu từ sớm, bạn sẽ có động lực để kiểm soát và quản lý chi tiêu. Mục tiêu càng rõ ràng, bạn càng sớm đạt được ngưỡng tự do tài chính. Khi tự chủ về mặt kinh tế, bạn hoàn toàn có thể an tâm về cuộc sống sau khi nghỉ hưu.

Làm sao để có thể về hưu sớm?

Công việc lập kế hoạch nghỉ hưu sớm bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định độ tuổi mà bạn muốn về hưu

Để lập được một bản kế hoạch chu toàn phục vụ cho mục đích nghỉ hưu sớm, bạn cần phải xác định rõ độ tuổi mà bạn muốn về hưu. Con số càng cụ thể, càng chính xác, kế hoạch của bạn càng dễ thực thi.

Bước 2: Ước lượng chi tiết chi phí sinh hoạt 1 tháng bạn cần sau khi nghỉ hưu

Mỗi người sẽ có một mức độ chi tiêu khác nhau. Theo đó, số tiền phục vụ cho thời gian nghỉ hưu trong tương lai sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của từng người. Bạn cần xem xét các loại chi phí sau để lập một bản kế hoạch tài chính chi tiết:

●      Chi phí sinh hoạt cơ bản: Tiền thuê nhà, mua nhu yếu phẩm, chi phí đi lại, hóa đơn điện nước… Lưu ý, chúng ta cần ước tính cả tỷ lệ phần trăm lạm phát trong tương lai.

●      Chi phí y tế: Mỗi người cần có một khoản chi phí dự trù cho công tác chăm sóc sức khỏe khi về già. Số tiền cụ thể tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện kinh tế của từng người.

●      Chi phí phục vụ nhu cầu cá nhân: Sau khi nghỉ hưu, bạn có thể dành ra một khoản tiền cho các sở thích cá nhân, xây dựng các mối quan hệ hay hỗ trợ con cái ổn định cuộc sống. Ước tính các khoản này chiếm khoảng 20 đến 30% chi tiêu hàng tháng.

●      Chi phí dự phòng: Bạn cần chuẩn bị một khoản tiền dự phòng nếu muốn có một cuộc sống an toàn sau khi về hưu. Khoản tiền này có thể được ước tính bằng 6 tháng số tiền đáp ứng nhu cầu sống cơ bản.

Bước 3: Ước tính tổng số tiền bạn cần để nghỉ hưu

Khi đã có danh sách chi tiêu hàng tháng sau khi nghỉ hưu, bạn cần tính tổng số tiền mà bạn cần trong khoảng thời gian nghỉ hưu. Thông thường, nhu cầu tài chính sau khi về hưu tương đương 60 đến 80% số tiền mà bạn chi khi còn trẻ.

Ví dụ: Hiện tại bạn tiêu 12 triệu đồng mỗi tháng. Khi nghỉ hưu con số ngày sẽ dao động trong khoản 8 đến 10 triệu đồng. Như vậy, trong 30 năm nghỉ hưu, bạn cần có trong tay tối thiểu 3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, các loại chi phí vẫn đang leo thang qua từng năm. Chưa kể các các trường hợp bất khả kháng có thể phát sinh chi phí bất kỳ lúc nào. Với một số người, ở độ tuổi nghỉ hưu vẫn còn trách nhiệm nuôi dưỡng con cái và phụng dưỡng cha mẹ. Vì vậy mà số tiền thực tế phải vượt xa con số 3 tỷ đồng này.

Bước 4: Xác định số tiền cần tiết kiệm mỗi tháng

Để kiếm được khoản tiền đủ dùng trong vòng 30 - 40 năm nghỉ hưu, bạn phải lên kế hoạch tiết kiệm hàng tháng ngay từ khi còn trẻ. Mỗi tháng, bạn có thể tiết kiệm 10 đến 15% trên tổng thu nhập của mình. Con số này tuy không lớn nhưng đòi hỏi ở người trẻ tính kiên trì cao trước những khoản chi tiêu nhất thời.

Bước 5: Tiết kiệm ngay từ bây giờ

Bạn không thể nghỉ hưu ở tuổi 45 nếu như kế hoạch tài chính của bạn mới chỉ được thực hiện trong một vài năm trở lại đây. Khoảng thời gian quá ngắn không đủ để xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc cho cuộc sống đủ đầy sau khi nghỉ việc. Vì vậy, nếu quyết định nghỉ hưu sớm, bạn nên chuẩn bị kế hoạch tài chính với tầm nhìn dài hạn. Thời điểm thích hợp nhất nhất để bắt đầu tiết kiệm là ngay từ bây giờ.

Bước 6: Tìm cách gia tăng thu nhập để tiết kiệm nhiều hơn

Nếu muốn nghỉ hưu sớm, bạn cần đảm bảo nguồn tài chính khi đó gấp nhiều lần so với hiện tại. Do vậy, bạn cần tiết kiệm một cách đều đặn, đồng thời tạo ra các nguồn thu nhập khác cho bản thân. Bạn có thể làm thêm một số công việc phụ liên quan đến chuyên môn hoặc thử sức với các công việc trên nền tảng trực tuyến. Đặc biệt, đầu tư được coi là một trong những cách tăng trưởng thu nhập nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Có rất nhiều kênh để bạn lựa chọn như: đầu tư chứng khoán, bất động sản hoặc mua bảo hiểm nhân thọ. 

AIA hân hạnh giới thiệu đến bạn sản phẩm Trọn Vẹn Cân Bằng - giải pháp hoàn hảo cho kế hoạch nghỉ hưu sớm. Với Bảo hiểm Trọn Vẹn Cân Bằng, bạn sẽ được hưởng các quyền lợi: lợi nhuận đầu tư ổn định, cam kết lãi suất tối thiểu; thưởng hằng năm lên đến 15% phí bảo hiểm cơ bản; rút tiền linh hoạt và các quyền lợi liên quan đến sức khỏe. Sản phẩm của AIA sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe, tài chính và duy trì sự cân bằng hoàn hảo trước những thay đổi của cuộc sống. Với khoảng 12 năm - 15 năm đóng phí, bạn đã có thể yên tâm có 1 khoản dự phòng cho tuổi hưu của mình để giảm thiểu những rủi ro về sức khỏe, tai nạn, bệnh tật v..v..

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ