Mỗi nguyên nhân sẽ tác động đến một phương diện khác nhau của nền kinh tế, khi đạt đến mức độ nhất định sẽ gây ra tình trạng khủng hoảng. Tổng kết lại, có 5 nguyên nhân chính gây ra tình trạng khủng hoảng cho nền kinh tế bao gồm[1]: Lãi suất tăng cao; Lạm phát; Niềm tin của người tiêu dùng thấp; Thu nhập thấp, trì trệ; Dịch bệnh.
- Lãi suất tăng cao
Tăng lãi suất là để làm chậm lại một số hoạt động kinh tế, như chi tiêu của người tiêu dùng và tuyển dụng. Việc thu hẹp hoạt động cho vay của ngân hàng cũng có thể làm giảm hoạt động kinh tế và gây ra suy thoái. Nếu chi tiêu, tuyển dụng và cho vay giảm quá nhiều, đó là các yếu tố dẫn đến suy thoái.
- Lạm phát
Lạm phát là hiện tượng tăng giá liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian khiến sức mua của đồng tiền giảm. Với cùng một đơn vị tiền tệ, người tiêu dùng mua được ít hàng hóa hơn so với trước. Trong trường hợp tăng trưởng kinh tế ở mức thấp mà tỷ lệ lạm phát cao thì sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế.
- Niềm tin của người tiêu dùng thấp
Dựa trên thang điểm 100, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng xem xét mong đợi và tâm lý của người tiêu dùng về tương lai tài chính của bản thân cũng như nền kinh tế. Nếu chỉ số dưới 100 cho thấy người tiêu dùng bi quan về tình hình kinh tế tương lai. Điều này có thể dẫn tới xu hướng tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn.