Bài viết

NAV là gì? 3 ý nghĩa quan trọng của NAV trong đầu tư chứng khoán

08/03/2023 dot 10 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Hiện nay, ngày càng nhiều người tham gia vào thị trường chứng khoán. Do vậy, nhu cầu tìm hiểu các khái niệm sử dụng trong chứng khoán cũng tăng cao. Khi tham gia vào chứng khoán thì bạn cần hiểu và nắm rõ các thuật ngữ, trong đó không thể bỏ qua khái niệm về chỉ số NAV. Vậy NAV là gì? Cùng AIA tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

NAV là gì? Công thức tính NAV

NAV (Net Asset Value) là giá trị tài sản thuần, được tính bằng tổng giá trị các tài sản trừ đi tổng giá trị các khoản nợ phải trả. 

Công thức: NAV= Tổng tài sản - Tổng nợ 

Ví dụ: 1 công ty đầu tư có chứng khoán và các tài sản khác trị giá 10 tỷ đồng và có nợ phải trả là 1 tỷ đồng từ đó thấy NAV của công ty đầu tư là 9 tỷ đồng. Do tài sản và nợ phải trả của công ty đầu tư thay đổi hàng ngày nên NAV cũng sẽ thay đổi hàng ngày. 

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường chứng khoán NAV lại được xác định bằng cách lấy chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả chia cho số lượng chứng chỉ quỹ lưu hành. 

Công thức: NAV = (Tổng tài sản - Nợ phải trả)/ Tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành

Ví dụ: Quỹ đầu tư có tổng tài sản là 100 tỷ đồng và khoản nợ phải trả là 40 tỷ đồng, số lượng chứng chỉ quỹ lưu hành là 5 triệu đơn vị. Khi đó NAV của quỹ đầu tư này là 12.000 đồng. 

Vì tài sản và nợ của các quỹ đầu tư luôn thay đổi theo từng ngày cho nên giá trị NAV cũng có sự biến động theo. Quỹ đầu tư hiện nay hầu hết sẽ công bố thay đổi NAV trên website của mình hàng ngày và báo cáo định kỳ để các nhà đầu tư nắm bắt rõ. 

Chỉ số NAV còn giúp cho nhà đầu tư nhìn được hiệu suất hoạt động của mỗi quỹ đầu tư. Từ đó nhận định được tình hình phát triển của quỹ có tăng trưởng tốt hay không. 

Ý nghĩa của NAV trong đầu tư chứng khoán

Chứng chỉ quỹ NAV được coi là quan quan trọng trong đầu tư chứng khoán bởi vì 3 ý nghĩa sau: 

Định giá

Khi đầu tư vào quỹ mở, nhờ có giá chứng chỉ quỹ mà nhà đầu tư tính toán được có thể mua bao nhiêu chứng chỉ quỹ. 

Ví dụ: Giá chứng chỉ quỹ là 20.000 đồng và khoản tiền đầu tư là 100 triệu đồng thì nhà đầu tư sẽ mua được 5.000 chứng chỉ quỹ. 

Ngoài ra, khi nhà đầu tư rút vốn, nếu giá chứng chỉ quỹ vào thời điểm rút vốn là 30.000 đồng và đang nắm giữ 5.000 chứng chỉ quỹ thì sẽ rút được 150 triệu đồng. 

- Đo lường kết quả đầu tư

Chứng chỉ quỹ NAV giúp cho các nhà đầu tư đo lường kết quả hoạt động của quỹ. Bằng việc các nhà đầu tư so sánh giá NAV ở 2 thời điểm khác nhau sẽ biết quỹ mở đó có đang hoạt động tốt hay không.

Ví dụ: Hôm nay giá chứng chỉ quỹ là 25.000 đồng và 2 năm trước là 15.000 đồng như vậy quỹ đó đã có lãi đơn là 66,7% sau 2 năm hoặc lãi kép 29,1% mỗi năm. 

- Góp phần đánh giá hoạt động của quỹ đầu tư

Chứng chỉ quỹ NAV góp phần đánh giá hoạt động của quỹ đầu tư vào khung thời gian nhất định. Giả sử như bạn bỏ 100 triệu mua 10.000 chứng chỉ quỹ với NAV là 10.000 vào năm ngoái và đến năm nay NAV là 20.000 thì giá trị của 10.000 chứng chỉ quỹ là 200 triệu. Từ đó cho thấy hoạt động của quỹ mở đang phát triển theo chiều hướng tốt. 

Còn chỉ riêng chứng chỉ quỹ NAV thì không thể đánh giá sâu sắc về mức độ “tốt” hay “xấu” của quỹ được. Vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. 

Ví dụ: Mọi người hay nghĩ chứng chỉ A 10.000 đồng rẻ hơn và sẽ có lời hơn quỹ B có giá 20.000 đồng. Nhưng nếu đầu năm, nhà đầu tư bỏ 100 triệu mua 10.000 chứng chỉ quỹ A và 5.000 chứng chỉ quỹ B. Đến cuối năm, cả 2 quỹ hoạt động tốt và có lợi 20%. Do đó giá trị 10.000 chứng chỉ A và 5.000 chứng chỉ B đều là 120 triệu. 

Hy vọng với bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ về giá chứng chỉ quỹ NAV là gì để ứng dụng vào trong việc đầu tư của chính mình. Hãy theo dõi AIA để biết thêm nhiều thông tin về tài chính, sức khỏe cho bạn và gia đình nhé!

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ