Các nhóm nghề nghiệp trong bảo hiểm nhân thọ
Hiện nay, hầu hết các công ty bảo hiểm nhân thọ đều phân loại các nhóm nghề nghiệp thành 4 nhóm chính sau:
Nhóm 1: Lao động trí óc, công việc ít di chuyển: Đây là những người làm các công việc văn phòng, hành chính, giáo dục, y tế, kỹ thuật, … Ví dụ: chủ doanh nghiệp, giám đốc, nhân viên văn phòng, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, ….
Nhóm 2: Lao động trí óc, công việc cần di chuyển nhiều: Đây là những người làm các công việc liên quan đến chức năng giám sát, quản lý và công việc yêu cầu di chuyển nhiều. Ví dụ: trưởng phòng, quản lý, giám sát, nhân viên tòa nhà; nhà báo, nhà văn; ca sĩ, diễn viên, nhạc công, biên tập viên, người dẫn chương trình; học sinh, sinh viên, trẻ em, nội trợ, …
Nhóm 3: Lao động chân tay, công việc sử dụng công cụ lao động đơn giản: Đây là những người làm các công việc có lao động tay chân nhưng không nặng nhọc, có sử dụng công cụ, máy móc đơn giản. Ví dụ: công nhân làm việc tại nhà máy,, thợ may, thợ sửa xe, …
Nhóm 4: Lao động chân tay, công việc sử dụng công cụ lao động nặng: Đây là những người làm các công việc có lao động tay chân nặng nhọc, sử dụng máy móc phức tạp, thiết bị nặng hoặc có mức độ nguy hiểm cao. Ví dụ: thợ lặn, vận động viên leo núi, công nhân hầm mỏ, lái xe tải, công nhân làm ở giàn khoan, …
AIA hiện tại đang chia 5 nhóm nghề như sau:
Nghề nghiệp nhóm I – những nghề liên quan đến công việc hành chính hoặc văn thư chỉ trong văn phòng hoặc những nơi không nguy hiểm tương tự và không mang tính chất lao động tay chân.
Nghề nghiệp nhóm II - những nghề có tính chất giám sát và những nghề khác không thuộc nhóm I mà phạm vi nghề nghiệp có thể liên quan đến công việc thủ công nhẹ nhưng không sử dụng công cụ hoặc máy móc hoặc tiếp xúc với bất kỳ mối nguy hiểm đặc biệt nào (ví dụ: Thư ký Công việc, Người giám sát) và/hoặc những công việc yêu cầu phải đi lại vì mục đích kinh doanh hoặc nghề nghiệp và không và không mang tính chất lao động tay chân (ví dụ: Nhân viên bán hàng).
Nghề nghiệp nhóm III - những công việc thủ công không có tính chất đặc biệt nguy hiểm nhưng liên quan đến việc sử dụng các công cụ hoặc máy móc nhẹ (ví dụ: thợ chế tạo công cụ, nhân viên giao hàng).
Nghề nghiệp nhóm IV – nghề nghiệp nguy hiểm, bao gồm công việc thủ công nặng nhọc liên quan đến việc sử dụng các công cụ hoặc máy móc hạng nặng (ví dụ: công nhân xây dựng).
Nghề nghiệp nhóm V – Công việc thủ công nặng nhọc, bao gồm sử dụng máy móc, dụng cụ điện (ví dụ: búa khoan) hoặc nâng vật nặng >10kg trong >20% thời gian, có thể bao gồm những người lái xe >20% thời gian hoặc cần có giấy phép đặc biệt để có thể thực hiện các công việc đã nêu.