TOP 5 cách quản lý chi tiêu gia đình
Lập kế hoạch phân bổ ngân sách chi tiêu
Việc lập kế hoạch quản lý chi tiêu gia đình giúp bạn kiểm soát tốt các khoản thu chi của gia đình một cách hợp lý mà vẫn ở trong ngân sách cho phép. Bạn có thể chia nhỏ các khoản chi tiêu thành mỗi tháng thành các khoản khác nhau. Tuỳ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của các thành viên hay giới hạn ngân sách cho phép mà có thể điều chỉnh cho hợp lý.
Bạn có thể áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ thông qua ví dụ sau:
Các chi phí thiết yếu( 65%): Bao gồm các khoản chi tiêu về ăn uống, tiện điện nước, tiền xăng xe, tiền học phí,... hay tiền thuê nhà ( nếu có)
Quỹ tiết kiệm hàng tháng ( 15%): Là khoản tiền để dành cho mọi thành viên trong gia đình, được sử dụng trong kế hoạch dài hạn.
Quỹ dự phòng khẩn cấp (10%): Là khoản tiền mặt dự trù cho những trường hợp khẩn cấp.
Quỹ chi phí đối ngoại (5%)Bao gồm các khoản chi tiêu hai bên gia đình, tiền mừng cưới, tiền thăm nom,...
Quỹ chi phí tự do (5%): Là chi phí phục vụ cho các hoạt động vui chơi, giải trí, xem phim, du lịch,...
Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình mà bạn có thể thiết lập tỷ lệ chi tiêu một cách hợp lý. Nên ưu tiên các khoản chi phí thiết yếu và giảm bớt hay linh hoạt hoá các khoản chi tiêu trong gia đình.
Tham khảo thêm thông tin chi tiết về: Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính
Áp dụng quy tắc 50:30:20
Bên cạnh quy tắc 6 chiếc lọ thì phương pháp 50:30:20 được đánh giá khá cao trong tính ứng dụng thực tế. Quy tắc này vận hành theo cơ chế 50% được chi vào khoản phí sinh hoạt thiết yếu và 50% thu nhập còn lại được dùng cho mục đích tiết kiệm. Dưới đây là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng quy tắc 50:30:20.