Trái ngược với việc đồng tiền mất giá chính là lạm phát. Nhìn chung lạm phát có thể xảy ra với bất kỳ quốc gia nào. Sự tăng giá hàng hoá dịch vụ theo thời gian được gọi là lạm phát. Ví dụ nếu như trước đây một ổ bánh mì có giá 3.000 ( vnđ) thì khi lạm phát xảy ra bạn phải bỏ ra 5.000 (vnđ). Nhìn chung lạm phát được đánh giá khá tích cực khi góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tuy nhiên cần phải điều chỉnh cán cân tài chính phù hợp để tránh gây lũng đoạn thị trường.
Tiền mất giá và lạm phát là hai khái niệm có liên quan mật thiết với nhau. Theo đó khi đồng tiền mất giá hay phá giá sẽ kéo theo việc lạm phát thấp xuất hiện. Lúc này giá trị tiền lương tăng cao nhưng giá trị sản phẩm giảm kéo theo việc sản xuất hàng hoá kém phát triển,...
Ngoài ra việc đồng tiền mất giá còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế như:
- Giảm nhập khẩu
- Giảm lợi ích xã hội
- Ngân khố nhà nước không đủ tiền để trả nợ nước ngoài
- Tăng chi phí cho việc mua nhiên liệu từ nước ngoài ví dụ như xăng, dầu,...
- Hạn chế các hoạt động xuất nhập khẩu hay gia tăng vốn ra nước ngoài
- Sụt giảm các hoạt động, nghiệp vụ tài chính - ngân hàng liên quan,...
Tham khảo thêm: Làm gì khi lạm phát tăng cao? Tiết kiệm hay đầu tư?