Bài viết

5 nguyên nhân khiến bạn tiết kiệm thất bại và cách khắc phục

08/03/2023 dot 10 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Dù bạn là ai thì thói quen tiết kiệm đều nên được hình thành và sớm áp dụng vào cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay con người ngày càng “quên mất” việc cần phải để dành tiền dẫn đến quá trình này bị thất bại. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn để điều này? Cùng AIA tìm hiểu 5 nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhé.

Không có suy nghĩ tiết kiệm

Hiện nay, rất nhiều người có suy nghĩ “thu còn chưa đủ chi thì lấy đâu ra để tiết kiệm” đi kèm với đó là thói quen “Làm được bao nhiêu tiêu bấy nhiêu”. Khi xuất hiện những suy nghĩ, thói quen này sẽ dễ thúc đẩy bạn tiêu tiền quá tay, đến khi nhận ra mới phát hiện đã không tiết kiệm được khoản nào. 

Hiện nay, suy nghĩ “Sống là phải hưởng thụ” xuất hiện ở nhiều đối tượng. Suy nghĩ này khá sai lệch khi không được định hướng đúng và khiến bạn không có suy nghĩ tiết kiệm. Những cám dỗ như: mua hàng online, mua hàng hiệu, chạy đua theo những mặt hàng công nghệ mới,... bủa vây xung quanh bạn. Vì thế hãy giữ mình trước những cám dỗ này và đặc biệt là nên tránh xa hết mức nhé.

Hãy bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu, đầu tiên bạn cần nắm rõ tổng thu nhập mỗi tháng và ước tính những khoản cố định. Những khoản cố định như là: nhà, điện nước, thực phẩm… Sau đó hãy lấy số tiền mình có trừ đi số tiền cần phải chi để được tối đa số tiền mà bạn có thể tiết kiệm.

 

Không ưu tiên việc tiết kiệm

Một số người cho rằng việc tiết kiệm là điều rất khó khăn với họ. Nhưng có lẽ họ đã quên đi việc những lần quyết tâm mua thỏi son yêu thích, mua điện thoại đời mới nhất,… Họ đặt việc hưởng thụ cuộc sống và đáp ứng nhu cầu bản thân lên hàng đầu. 

Suy nghĩ này sẽ khiến bạn mãi không thể có một khoản tiết kiệm. Nhưng họ đâu biết rằng sau này khi gặp bất lợi thì sẽ không thể giải quyết. Hãy dừng ngay suy nghĩ này lại và bắt đầu để dành ngay từ bây giờ. Ưu tiên việc tiết kiệm lên hàng đầu. Khi nhận được lương sẽ trích một khoản riêng để bản thân không tiêu xài quá mức. 

Một trong những nguyên tắc giúp bạn có thể để dành được đó là “30 ngày yêu”. Theo đó bạn yêu thích một món đồ gì đó hãy khoan mua mà chờ đợi nó 30 ngày. Sau 30 ngày bạn có thể sẽ kiếm được một chỗ nào đó rẻ hơn. hoặc săn được một đợt quảng cáo nào đó.

Không có tiền để tiết kiệm

Nếu số tiền hiện có không đủ để bạn chi tiêu, thậm chí nhiều hơn thu nhập mỗi tháng, Thì con đường duy nhất chỉ có thể là gia tăng thu nhập, bằng cách làm thêm hay chọn một công việc khác. 

Thường chúng ta có suy nghĩ sau này sẽ tiết kiệm hoặc khi nào dư dả mới để dành. Hai khái niệm “sau này” và “dư dả” là những khái niệm định chất. Vì vậy hãy bắt đầu ngay đừng để sau này mới bắt đầu vì nó sẽ không bao giờ có cả. 

Hãy bắt đầu từ việc tích tiểu thành đại, từ từ nuôi dưỡng thói quen tiết kiệm. Như vậy bạn sẽ hình thành được thói quen tốt cho tương lai. Hãy bắt đầu từ những khởi đầu nhỏ lẻ nhé. 

Không có mục tiêu để tiết kiệm

Chuyên gia tài chính Joseph Carbone đã từng nhận định rằng, việc không có mục tiêu tiết kiệm sẽ có nguy cơ gây nhiều tổn thất. Rất nhiều trường hợp cũng có mong muốn để dành tiền mua nhà, mua xe, mua ô tô nhưng lại không có một khái niệm con số cụ thể.

Tâm lý nhận lương sau đó tiêu xài những gì bạn muốn rồi mới tiết kiệm phần còn lại không là cách tốt nhất. Cách tốt nhất là sau khi nhận lương hãy trích ra một khoản, rồi mới tiêu xài phần còn lại. 

Nên đặt cho mình một mục tiêu rõ ràng, bắt đầu bằng những số tiền cụ thể mỗi tháng. Như vậy quá trình tiết kiệm của bạn sẽ sớm thành công và có hiệu quả. Có rất nhiều lý do để tiêu tiền, nhưng chỉ có một lý do để bạn có thể tiết kiệm đó là tương lai. Số tiền để dành được sẽ giúp bạn có thể mua nhà, mua xe, đau ốm hay những trường hợp rủi ro. 

Không có tài khoản tiết kiệm riêng

Một trong những sai lầm của nhiều người đó là việc tiết kiệm nhưng lại không có tài khoản riêng. Điều này sẽ làm cho người dùng tiêu xài tiền phung phí, một số khác tiêu tiền quá tay. 

Vì vậy để có để dành tiền thành công, mỗi người nên mở cho mình một tài khoản tiết kiệm riêng. Hãy phân chia rõ ràng khoản tiền nào để phần cho tương lai, khoản tiền nào để chi trả cho cuộc sống hàng ngày.

Hình thành thói quen chi tiêu, suy nghĩ tiết kiệm để thực hiện góp gió thành bão. Để rồi sau này nhìn lại bạn sẽ có được một khoản không hề nhỏ trong tài khoản. 

Lời kết

Còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào tiết kiệm càng sớm càng tốt. Trên đây AIA tổng hợp một số những nguyên nhân làm thất bại quá trình tiết kiệm mà đa số chúng ta thường mắc phải. Hy vọng từ những thông tin của bài viết đã giúp bạn có thể tìm được cách khắc phục và thành công trong quá trình này. 

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ