Bài viết

Bản ngã là gì? 5 cách đơn giản, hiệu quả vượt qua bản ngã bản thân

25/08/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Bản ngã chính là " cái tôi" riêng của mỗi người, khái niệm này thường được sử dụng khi nói về tính cách của một ngươi nào đó. Vậy bản ngã là gì? Liệu rằng có phải mọi người ai cũng có "cái tôi" giống nhau? Thân mời bạn cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này trong bài viết sau.

Bản ngã là gì?

Bản ngã là một trong những thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong tâm lý học [1]. Tuỳ thuộc vào từng bối cảnh mà khái niệm này sẽ chỉ những trạng thái tâm lý khác nhau. Bản ngã có thể được hiểu là chủ nghĩa vị kỷ, là kinh nghiệm hay niềm tin rằng bản thân mình là một cá thể độc lập tách biệt với thế giới của mình.

Bản ngã có thể là sự tự tin thái quá của một người

Ảnh hưởng của bản ngã đối với cuộc sống

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu một người có bản ngã quá cao hay cái tôi quá lớn thì họ dễ mắc phải những chấn thương tâm lý [2]. Cảm giác kém cỏi, thua kém mọi người xung quanh hay dễ tự ti, nóng giận vì thất bại hay thua cuộc,... là do bản ngã thao túng tâm lý con người. Nói cách khác, khi bạn biết trân quý những gì mình đang có , bạn biết hạ mình xuống chấp nhận những điều thường nhật bạn sẽ cảm thấy đủ đầy và hạnh phúc hơn.

Liệu rằng người có bản ngã cao thường có xu hướng chỉ trích, phán xét người khác? Trên thực tế, chính "cái tôi" riêng của mỗi người khiến bạn luôn mong chờ lời khen ngợi, ca tụng từ người khác,... Đôi khi là sự lo lắng, sợ hãi vì quá coi trọng mọi thứ hay có cảm giác bị xúc phạm, thậm chí là thường xuyên lo lắng về những điều nhỏ nhặt.

Bên cạnh đó, bản ngã còn ảnh hưởng trầm trọng đến hành vi của mỗi người. Những người có bản ngã cao thường ít khi chịu trách nhiệm về những hành động lỗi lầm do mình gây ra. Họ luôn cảm thấy bản thân đúng đắn, luôn muốn mình hơn người,... Một số nghiên cứu [3] còn chỉ ra người có bản ngã cao thường không biết nhìn nhận lại những lỗi sai của bản thân mình, một số trường hợp còn làm tổn thương người khác.

Bản ngã quá cao khiến bạn dễ mắc phải các bệnh về tâm lý

5 cách đơn giản vượt qua bản ngã

Bản ngã là cái tôi, là lòng tự trọng của riêng mỗi người. Thực tế bản ngã không hề có tính xấu, tuy nhiên, một số người có sự cố chấp về suy nghĩ của mình, khiến cái tôi ngày càng tăng cao. Đây mới chính là nguyên nhân dẫn đến những hệ lụy không đáng có. Dưới đây là một số cách đơn giản vượt qua bản ngã mà bạn không nên bỏ qua:

Tự tìm hiểu bản thân

Tự tìm hiểu về bản thân mình để thấu tỏ hơn về chân tâm của mình là một trong những cách hữu hiệu giúp bạn vượt qua bản ngã của mình. Dành thời gian chữa lành cho chính mình bằng cách nhìn thật sâu về cái tôi bên trong. Bạn sẽ thấy rõ có những chuyện đáng nhẽ sẽ xảy ra theo một chiều hướng khác nếu bạn biết kiềm chế cái tôi của mình.

Thấu hiểu thân tâm của mình một cách sâu sắc nhất

Thoát khỏi ảo tưởng về cái tôi

Cố gắng thoát ra khỏi chấp niệm về cái “tôi” của chính bạn. Tự tin về bản thân là đúng nhưng sự tự tin thái quá sẽ khiến suy nghĩ hay tầm nhìn của bạn trở nên lệch lạc. Có thể sự việc không quá đỗi nghiêm trọng như bạn nghĩ. Tuy nhiên bởi chính sự ảo tưởng về cái tôi quá cao sẽ khiến bạn ngã nhào trên chính sự tự tin của mình.

Đặt câu hỏi cho chính mình

Có lúc nào bạn tự hỏi mình rằng “Tôi là ai giữa dòng đời này?”. Câu hỏi này giúp bạn ý thức rõ hơn về việc mình là ai, mình đang làm gì, mình ở đâu,.... Việc tự mình đi tìm câu trả lời giúp bạn quay về bên trong tâm hồn để nhìn nhận lại bản thân. Điều này phần nào đó giúp bạn học được cách loại bỏ đi cái tôi đang tự mãn của chính mình.

Tự đặt câu hỏi cho chính mình về cái tôi của bản thân

Thiền

Thiền không những giúp bạn tìm được bình yên trong tâm trí của mình mà thiền còn là một phương pháp chữa lành tâm hồn tuyệt vời. Bạn có thể thiền đi, thiền đứng hay đơn giản chỉ cần chú tâm vào hơi thở của mình cũng là hành thiền. Khi thiền, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn, và dần gác lại những suy tư và âu lo để chữa lành cho chính mình.

Buông bỏ tính kiêu ngạo

Để vượt qua bản ngã cao ngạo của bản thân, bạn cần học cách buông bỏ tính kiêu ngạo của mình, học cách nhẫn nhịn. Ông bà xưa có câu " lúa chín cuối đầu, sông sâu tĩnh lặng" người kiêu ngạo khoe khoang ắt có ngày tự vấp lấy cục đá dưới dây mà ngã nhào. Bên cạnh đó, tự cao và kiêu ngạo sẽ sinh ra tính chủ quan, điều này vô tình dẫn đến việc dễ bị chấn thương tâm lý về sau.

Buông bỏ sự kiêu ngạo tập làm quen với việc chấp nhận lỗi lầm của mình

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm “ bản ngã là gì". Mỗi người sẽ có một bản ngã riêng biệt bởi mỗi cá nhân sẽ có những nhận định khác nhau về cái tôi của mình. Tuy nhiên, nếu học được cách nhẫn nhịn bạn sẽ có được nhiều góc nhìn khác nhau trong cuộc sống của mình.

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ