Bài viết

Ngừng cảm giác trống rỗng: 5 cách vượt qua đơn giản, hiệu quả

31/07/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng, sẽ không tránh khỏi những lúc bạn cảm thấy cô đơn, trống trải, thiếu động lực. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra những rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu, stress, ... làm ảnh hưởng đến đời sống, sự nghiệp và cả những người xung quanh bạn. Vậy ta cần làm gì khi cảm thấy trống rỗng?

 

Cảm giác trống rỗng là gì?

Cụm từ “trống rỗng” ám chỉ một cảm giác mông lung, mơ hồ, mất định hướng và cảm xúc trong cuộc sống. Sự trống rỗng đến từ nhiều lí do khác nhau: mất mát về người thân, tài sản, mối quan hệ đổ vỡ, mất việc kéo dài, giãn cách xã hội, tách biệt với môi trường…Những trải nghiệm này gây nên sự buồn bã, cô đơn, ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc của con người.

Cảm giác trống rỗng bắt nguồn từ nhiều lí do khác nhau

Cảm giác trống rỗng cũng có thể biểu thị sự suy yếu của sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như các bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

Một nghiên cứu năm 2021[1] về những người mắc rối loạn lưỡng cực cho thấy họ phải đối mặt với chứng "trống rỗng kinh niên". Người tham gia đã mô tả cảm giác bị cô lập, bị nuốt chửng, xa lánh, họ cảm thấy mất kết nối giữa bản thân với người khác, thường xuyên xảy ra hiện tượng tê liệt và giảm khả năng hoạt động.

Điều gì khiến bạn cảm thấy trống rỗng

1. Trải qua đau buồn

"Trải nghiệm đau buồn đe dọa đến sự an toàn, khiến con người ta không ý thức được tình trạng của bản thân và gây ra sự đau khổ kéo dài. Sau trải nghiệm đau thương, dù bạn có cố gắng vượt qua thế nào, vẫn có thể xuất hiện sự kiện, tình huống làm bạn hồi tưởng lại kí ức không vui, điều đó có xu hướng dẫn đến cảm giác trống rỗng."  - Steph Tuazon, LCSW , một chuyên gia trị liệu chấn thương cho hay.

Trải qua đau buồn là một trong những nguyên nhân gây ra trạng thái trống rỗng

2. Bị choáng ngợp về mặt cảm xúc

Khi phải đối mặt với những tình huống khó xử, gây bức bối và khó chịu, rất nhiều cảm xúc hỗn độn đang xoay vần bên trong đầu óc của bạn. Bạn không biết phải đối diện như thế nào? Xử lý chúng ra sao? Đa phần chúng ta sẽ lựa chọn gạt nó sang một bên, thờ ơ với chính cảm xúc tiêu cực của mình để tiếp tục bước tiếp.

Nhưng chính sự gạt bỏ cảm xúc vô hình chung sẽ dẫn đến cảm giác cô đơn, trống rỗng mà ta không ngờ đến.

3. Kiệt sức

Tuazon đã từng nói: “Khi chúng ta cạn kiệt về thể chất và tinh thần, chúng ta không được là chính mình, không có khả năng làm và phát huy công việc có hiệu quả, trách nhiệm”.

Thực tế đã chứng minh, khi bạn không ăn uống đủ chất, mất ngủ kéo dài triền miên thì bạn không có năng lượng, tinh thần để làm việc gì cả. Lúc nào tâm trí của bạn cũng sẽ chỉ nghĩ đến sự mệt mỏi và buông xuôi, làm cho xong rồi vứt đó.

Tìm hiểu thêm: Làm sao để hết mệt mỏi trong người?

4. Không hài lòng với cuộc sống

Nếu bạn đang cảm nhận một cuộc sống nhạt nhẽo, vô vị, điều đó sẽ dẫn đến cảm giác trống rỗng kéo dài. Những câu hỏi được đặt ra nhưng không có lời giải đáp ”Tôi phải làm gì để cuộc sống tốt lên?”, “Tại sao tôi luôn thất bại?”...

Kết quả của lối suy nghĩ tiêu cực này là bạn sẽ cảm thấy không hạnh phúc, thậm chí tuyệt vọng. Dần dần bạn không còn động lực để quan tâm, chăm sóc bản thân về thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc.

Bạn không hài lòng với những gì mình đang có

5. Không có mối quan hệ quan trọng

Nghiên cứu Harvard - một trong những nghiên cứu dài nhất về cuộc sống của người trưởng thành, đã phát hiện ra rằng việc duy trì các mối quan hệ thân thiết và tốt đẹp là khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống con người.

Điều quan trọng không phải là bạn có bao nhiêu mối quan hệ, mà là chất lượng của mối quan hệ đó. Họ có phải là người bạn tin tưởng nhất? Người mà bạn dễ dàng tâm sự, nương tựa khi khó khăn?

Sự chia sẻ, gần gũi là vô cùng cần thiết. Nếu thiếu vắng những người bạn trong cuộc sống, ắt hẳn bạn sẽ thấy vô cùng cô đơn, trống trải.

5 cách vượt qua cảm giác trống rỗng kéo dài

1. Thiết lập mục tiêu trong cuộc sống

Khám phá ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống có thể là một chiến lược giúp vượt qua cảm giác trống rỗng nhanh chóng và hiệu quả. Một mục tiêu thăng tiến hay một cột mốc chúng ta tự đưa ra để cố gắng phấn đấu. Bằng cách theo đuổi sở thích và các hoạt động cộng đồng, bạn có thể cảm thấy đạt được thành tựu và có điều gì đó đáng để mong đợi.

Xem thêm: Cách thiết lập mục tiêu ngắn hạn

2. Chăm sóc bản thân

Sự trống rỗng, trầm cảm đôi khi sẽ khiến bạn bỏ bê bản thân. Mặc dù đây không hẳn là tình trạng xấu, nhưng đôi khi việc chăm sóc, tập trung khiến mình tốt lên mỗi ngày cũng là cách giải tỏa những cảm xúc ngổn ngang trong bạn.

Chẳng hạn như bạn hãy cố gắng ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi đủ giấc và tập thể dục đều

đặn. Hãy đảm bảo ít nhất bạn có năng lượng để đón chào một ngày mới với nhiều điều hấp dẫn.

Đọc sách giúp tâm hồn bạn bình yên mỗi ngày

Nếu bạn muốn giải tỏa cảm xúc, hãy thử tìm đến các thói quen như viết nhât ký, đọc sách, tập gym, tập yoga…

3. Dành thời gian cho bản thân

Bạn nên quên đi nỗi trống trải và dành thời gian nhiều hơn cho bản thân. Hãy ngồi lại tự vấn bản thân và đặt cho mình những câu hỏi: “Tôi có đang sống thoải mái không? Có hay so sánh mình với người khác không? Cảm xúc của tôi có được xem xét trong các mối quan hệ hay chính tôi đang thờ ơ với điều đó?...”

Dành thời gian để trả trời câu hỏi chính là phương pháp tự chữa lành vết thương tâm lí và giúp phần nào giải tỏa cảm xúc trong bạn.

4. Kết nối với mọi người

Có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí thú vị bạn có thể tận hưởng để giúp cuộc sống của mình thêm màu sắc. Kết nối với mọi người trên các nền tảng mạng xã hội, Đi mua sắm shopping, lên các chuyến du lịch với người thân bạn bè, hoặc là xem phim, tập thể thao thể hình…

Tận hưởng thời gian cùng với gia đình hoặc bạn bè có thể giúp tâm trạng bạn trở nên tốt hơn, đặc biệt nếu bạn có thể chia sẻ, tâm sự với họ về cảm xúc của mình.

Kết nối với mọi người và tận hưởng niềm vui trong cuộc sống

5. Thực hành chánh niệm

Chánh niệm - chú tâm vào giây phút hiện tại. Khi tập trung vào chánh niệm, ta hãy ngưng tiếc nuối về quá khứ, ngừng lo lắng tới tương lai. Một phần quan trọng trong chánh niệm là kết nối lại với cơ thể và những cảm giác mà chúng ta trải qua.

Chúng ta có thể đạt được chánh niệm thông qua thiền định, đơn giản hơn, bạn có thể thực hành chánh niệm qua các hoạt động hàng ngày. Tập trung vào thời điểm hiện tại và làm dịu cuộc đối thoại nội tâm của bạn có thể giúp đạt được chánh niệm chanh chóng và hiệu quả.

Lời kết:

Tìm ra nguyên nhân của sự trống trải bên trong có thể là một quá trình lâu dài đầy thử thách. Nếu bạn đang cảm thấy trống rỗng và mất niềm tin vào cuộc sống, hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn sớm vượt qua!

Nguồn tham khảo:

[1] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8351135/ Understanding chronic feelings of emptiness in borderline personality disorder: a qualitative study. Author: Caitlin E. Miller, Michelle L. Townsend, and Brin F. S. Grenyer.

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ