Bài viết

9 dấu hiệu nhận biết người có EQ thấp tại nơi làm việc

04/11/2023 dot 3 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Bạn có biết EQ là gì và EQ thấp sẽ ảnh hưởng gì tại nơi làm việc? Làm sao để nhận biết bản thân hay người khác là người có EQ thấp? Trong bài viết này, bạn sẽ được giới thiệu 9 dấu hiệu nhận biết người có EQ thấp tại nơi làm việc và những lợi khuyên hữu ích để cải thiện EQ của mình. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

EQ thấp là gì?

EQ thấp là thiếu khả năng nhận thức được cảm xúc của bản thân và người khác

EQ hay trí tuệ cảm xúc là khả năng của một người nhận ra, hiểu và điều khiển cảm xúc của mình. Nó được cho là khả năng quan trọng để duy trì mối quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân không chỉ dựa trên kiến thức mà còn dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.

Người có EQ thấp là người thiếu khả năng nhận thức được cảm xúc (của cả bản thân và người khác), không điều chỉnh được cảm xúc của mình cũng như không đồng cảm, thấu hiểu được người khác. Họ thường không biết cách bộc lộ cảm xúc với những trường hợp khác nhau. Họ cũng không có ý thức về ảnh hưởng của cảm xúc của họ đến môi trường và những người xung quanh.

Ảnh hưởng của EQ thấp tại nơi làm việc

EQ thấp có thể có những ảnh hưởng xấu ở nơi làm việc

Sở hữu EQ cao trong môi trường làm việc cho phép bạn hướng dẫn và giúp đỡ mọi người, xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt và đôi khi là thấu hiểu và đồng cảm với họ. Ngược lại, với EQ thấp thì nó có thể có những ảnh hưởng không tốt tại nơi làm việc.

  • EQ thấp không cho phép bạn hiểu được giao tiếp phi ngôn ngữ. Bạn khó có thể sửa chữa một vấn đề nhỏ trước khi nó trở thành một vấn đề lớn. Ví dụ, EQ thấp khiến bạn không nhận ra đồng nghiệp đang có những hành động phi ngôn ngữ thể hiện sự buồn bã, do đó bạn không thể giúp đỡ gì.

  • EQ thấp khiến bạn không hiểu và điều khiển được cảm xúc của mình và có thể gây ra vấn đề cho khách hàng hoặc đồng nghiệp. Nếu bạn đã trải qua một đêm tồi tệ trước đó, bạn không kiểm soát được sự khó chịu của mình và có thể có những hành vi khiến đồng nghiệp cũng thấy khó chịu, bực tức.

  • EQ thấp làm cho bạn không tự tin bộc lộ quan điểm hay cảm xúc trong đội nhóm và có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của bạn. Bạn không thể thể hiện sự động viên, sự thông cảm, trách nhiệm và tinh thần đồng đội với đồng nghiệp trong nhóm của bạn.

  • Bạn không đồng cảm và hiểu cảm xúc của đồng nghiệp khiến việc ra quyết định và hoàn thành công việc trở nên khó khăn và kém hiệu quả hơn.

  • EQ thấp cũng có thể khiến bạn đánh mất lòng tin và sự tôn trọng của đồng nghiệp và lãnh đạo. EQ thấp cũng tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn và làm giảm cơ hội thăng tiến, phát triển sự nghiệp của bạn.

9 dấu hiệu nhận biết người có EQ thấp tại nơi làm việc

Dấu hiệu của người có EQ thấp

Những cá nhân có EQ thấp thường gặp nhiều khó khăn trong công việc. Có những dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết bản thân hay người khác có EQ thấp hay không. Dưới đây là 9 dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất:

Luôn cho là mình đúng

Người có EQ thấp cho rằng bản thân luôn đúng và không chịu nhận sai hay rút kinh nghiệm từ những lỗi lầm. Họ không chịu lắng nghe hay chấp nhận ý kiến đóng góp của người khác và họ sẵn sàng tranh luận đến cùng rằng những gì họ nghĩ là đúng và bạn sai. Họ cũng không dễ dàng xin lỗi hay bày tỏ sự biết ơn khi được giúp đỡ.

Thêm vào đó, họ chỉ lắng nghe những ý kiến cho rằng quan điểm của họ là đúng và bác bỏ toàn bộ những quan điểm ngược lại. Đây có thể là lý do khiến nhiều đồng nghiệp không muốn đóng góp cho họ và dần dần phớt lờ những quan điểm của họ.

Họ không quan tâm đến cảm xúc của người khác

Người có EQ thấp không nhận thức và điều khiển được cảm xúc của mình và cũng không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Đôi khi họ có thể rất ngạc nhiên khi đồng nghiệp hay đối tác tức giận với họ hay không thích họ. Họ chỉ quan tâm đến sự hài lòng của họ và cũng không biết cách an ủi hay khích lệ người khác khi gặp khó khăn hay buồn phiền.

Họ cư xử vô cảm

Họ cư xử vô cảm

Người có EQ thấp cư xử một cách vô cảm bởi đơn giản họ không cảm nhận được cảm xúc của người khác. Họ có thể gặp khó khăn trong việc tìm một thời điểm thích hợp để nói điều gì đó. Và đôi khi họ có thể nói một điều gì đó vô duyên, thiếu tế nhị trong một cuộc họp nghiêm túc. Vì không hiểu được cảm xúc của người khác nên họ không thể quan tâm hay đồng cảm và khó hòa nhập được vào bầu không khí cảm xúc chung.

Họ đổ lỗi cho người khác về vấn đề của họ

Những người có EQ thấp thường sợ hãi khi phải chịu trách nhiệm cho những hành động của mình. Do đó, họ luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác về vấn đề của họ. Khi xảy ra một vấn đề gì đó tại nơi làm việc, đầu tiên họ không suy nghĩ cách giải quyết mà tìm lý do để đổ lỗi cho môi trường, hoàn cảnh hay người khác. Ví dụ, nếu họ vô tình va vào bạn trong nhà vệ sinh, họ sẽ không bao giờ xin lỗi vì đã không gõ cửa mà sẽ đổ lỗi cho bạn vì đã để cửa mở.

Họ có kỹ năng đối phó kém

Những người EQ thấp thường không biết cách đối phó với các tình huống khó khăn, xung đột hay áp lực. Họ có xu hướng tránh né những tình huống này để tránh đối phó với sự sụp đổ cảm xúc.

Thường xuyên bộc lộ cảm xúc tiêu cực

Người có EQ thấp thường bộc lộ cảm xúc tiêu cực

Những người có EQ thấp khó kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của mình. Họ có thể bộc lộ cảm xúc tiêu cực một cách bất chợt dù chỉ gặp một sự cố nhỏ và tâm trạng đó có thể kéo dài rất lâu. Họ cũng không biết cách tạo ra một bầu không khí tích cực và thoải mái tại nơi làm việc.

Họ khó duy trì các mối quan hệ

Người có EQ thấp khó xây dựng và duy trì những mối quan hệ được lâu dài và thân thiết. Một mối quan hệ thân thiết cần có sự sẻ chia, thấu hiểu cảm xúc, lòng trắc ẩn và hỗ trợ tinh thần mà tất cả những điều này người có EQ thấp thường thiếu. Họ không biết cách hợp tác, ủng hộ hay giúp đỡ người khác để phát triển mối quan hệ. Ngoài ra, họ có thể bị đồng nghiệp xa lánh bởi sự vô cảm của họ.

Họ cố gắng lấn át người khác trong các mối quan hệ

Người có EQ thấp thường có xu hướng kiểm soát và muốn chiếm ưu thế trong các mối quan hệ. Họ có xu hướng khẳng định rằng những gì bạn đang trải qua họ đều đã trải qua nên họ có ưu thế trong mối quan hệ này.

Họ dễ bị hiểu nhầm

Người có EQ thấp thường dễ bị hiểu nhầm bởi gặp khó trong truyền tải thông điệp mà họ muốn theo cách người khác có thể hiểu được. Họ không thể truyền đạt được ý tưởng của họ một cách hoàn hảo và rất dễ gây hiểu nhầm nhất là trong những cuộc trò chuyện riêng tư,nhạy cảm.

Người có EQ thấp phải làm sao?

Lời khuyên cho người có EQ thấp

Vậy người có EQ thấp phải làm sao. Câu trả lời là học cách tăng cường và cải thiện EQ của mình. Dưới đây là 5 lời khuyên hữu ích có thể giúp cải thiện EQ tại nơi làm việc:

Tự nhận thức cảm xúc bản thân

Một trong những điều quan trọng để cải thiện EQ là tự nhận thức cảm xúc bản thân. Bạn cần biết cảm xúc của bạn là gì, tại sao bạn có cảm xúc đó và cảm xúc đó ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Bạn cần lắng nghe bản thân nhiều hơn. Bạn có thể ghi chép lại cảm xúc của bản thân trong mỗi trường hợp khác nhau để tìm hiểu xem tại sao mình lại có cảm xúc đó trong trường hợp đó.

Thực hành quản lý cảm xúc

Khi đã nhận thức được cảm xúc của bản thân, bạn cần biết cách quản lý cảm xúc một cách hiệu quả.Trước khi thể hiện cảm xúc, bạn nên tìm cách điều chỉnh và biến đổi cảm xúc theo hướng tích cực. Bạn có thể tập hít thở sâu, thư giãn, tập trung vào điều tích cực, nói chuyện với người thân hay chuyên gia để giải tỏa và quản lý cảm xúc.

Cải thiện kỹ năng xã hội

Cải thiện kỹ năng xã hội của bạn

Kỹ năng xã hội tốt sẽ đem đến rất nhiều lợi ích như có thể nhận ra cảm xúc người khác và phản ứng đúng với từng tình huống, xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, truyền đạt ý tưởng hiệu quả và có cơ hội trở thành các nhà lãnh đạo.

Để cải thiện kỹ năng xã hội, bạn cần biết cách lắng nghe những gì người khác nói, hiểu và phản hồi người khác một cách tôn trọng và chân thành. Bạn cũng cần đến các giao tiếp phi ngôn ngữ và trau dồi thêm kỹ năng thuyết phục của bạn. Bạn có thể tham gia các hoạt động nhóm, câu lạc bộ để mở rộng kết nối với người khác và cải thiện kỹ năng xã hội của mình.

Trở nên đồng cảm hơn

Đồng cảm là một trong những yếu tố cốt lõi của trí tuệ cảm xúc. Người có EQ cao rất giỏi trong việc đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu cảm xúc của người đó trước một vấn đề.

Bạn có thể đọc sách, xem phim, du lịch hay làm tình nguyện để tiếp xúc với nhiều người, nhiều hoàn cảnh, môi trường và văn hóa khác nhau để trở nên đồng cảm hơn. Bạn cũng nên hỏi han, chia sẻ và lắng nghe người khác để hiểu được quan điểm và cảm xúc của họ.

Làm việc dựa trên động lực

Làm việc dựa vào động lực

Động lực là yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển EQ. Bạn nên có một mục tiêu rõ ràng và ý nghĩa cho việc rèn luyện EQ của mình. Bạn cũng nên khen ngợi bản thân khi đạt được những thành tựu nhỏ hay lớn trong việc cải thiện EQ của bản thân.

Kết luận:

EQ thấp để lại những ảnh hưởng xấu cho bạn tại nơi làm việc nhưng nó có thể được cải thiện qua thời gian. Bằng cách tự nhận thức cảm xúc bản thân, thực hành quản lý cảm xúc, cải thiện kỹ thiện kỹ năng xã hội, trở nên đồng cảm hơn và làm việc dựa trên động lực, bạn có thể nâng cao EQ của mình và mang lại nhiều lợi ích cho bản thân trong cuộc sống và tại nơi làm việc. Hãy bắt đầu hành trình cải thiện EQ của mình ngay hôm nay để có một cuộc sống và sự nghiệp tuyệt vời hơn. Chúc bạn thành công!

 

Nguồn tham khảo:

[1] Ajah_Excel, 9 Clear Signs That You Have Low Emotional Intelligence At Work 2023, kiiky, 2023

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ