Bài viết

Lòng bao dung: Tính cách quý giá của mỗi con người

21/04/2023 dot 8 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Lòng bao dung là chất keo kết dính giúp bạn với những mối quan hệ của mình thắt chặt tình cảm tốt đẹp với nhau. Đây là một đức tính thiết yếu mà bất cứ ai cũng đều phải có.

Trong bài viết này, AIA sẽ giúp bạn biết được:

  • Lòng bao dung là gì? Ví dụ trong cuộc sống

  • Nếu không có lòng bao dung sẽ ra sao?

  • 7 bước trở thành người bao dung

  • Các câu nói hay về lòng bao dung đáng để lưu lại

Cùng tìm hiểu nhé!

Bao dung là gì?

Theo từ điển tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ (2003), Bao dung được giải thích là sự: “Độ lượng, rộng lượng với mọi người”.

Bao dung là hành động mở rộng lòng trắc ẩn của một người, tôn trọng sự khác biệt hoặc chấp nhận và bỏ qua những khuyết điểm và lỗi lầm của người khác mà không phán xét hay tức giận. Nói rộng ra, bao dung còn được hiểu là sự cảm thông, đặt bản thân vào vị trí của người khác để thấu hiểu và từ đó yêu thương mọi người nhiều hơn. 

Việc làm vĩ đại nhất của lòng bao dung là sự hy sinh lợi ích của mình vì người khác, vì cộng đồng để cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngoài ra, trong nhiều thời điểm, bạn cũng cần bao dung chính bản thân mình. Là con người, ai cũng sẽ có lúc phạm sai lầm. Do đó, thay vì hối hận hay dằn vặt, chúng ta hãy học cách tha thứ - cảm thông bản thân mình nhiều hơn và cho mình cơ hội sửa sai để bước tiếp.

Ví dụ về lòng bao dung:

Một ví dụ thực tế về lòng bao dung là khi chúng ta chấp nhận và tôn trọng niềm tin của người khác ngay cả khi họ khác với niềm tin của chúng ta. 

Ví dụ 1: Nếu ai đó theo một tôn giáo hoặc có quan điểm khác, bao dung có nghĩa tôn trọng niềm tin của họ, ngay cả khi chúng ta không đồng ý với họ.

Bên cạnh đó, bao dung còn được thể hiện ở điểm biết tha thứ cho sai sót của người khác. 

Ví dụ 2: Nếu một người do sơ ý đổ nước vào người bạn, thay vì tức giận và mắng lại, bạn không chấp nhặt và bỏ qua nếu họ có thành ý xin lỗi.

Tại sao phải có lòng bao dung?

Từ nhỏ, chúng ta luôn dạy rằng phải sống tử tế và quan tâm đến người khác. Trên thực tế, thực hiện điều này sẽ mang lại những gì cho bạn?

Mọi người, ai cũng xứng đáng có được sự hạnh phúc và những mối quan hệ tốt đẹp. Để có được điều này, bao dung và biết chia sẻ với nhau là những yếu tố cốt yếu giúp những mối quan hệ này càng thêm gắn bó..

Lý do là bởi, lòng bao dung giúp chúng ta biết cách cảm thông cho nhau khi lỡ mắc sai lầm và cho đối phương cơ hội sửa đổi. Từ đó, giúp các mối quan hệ trở nên hòa hợp và khăng khít hơn. 

Hơn nữa, người trao đi sự cảm thông cũng có một cuộc sống bình an, thoải mái hơn trong tâm trí do  không còn sự oán trách, bất bình trong đầu.

Trái lại, nếu cố gắng sống với thái độ soi xét - bắt bẻ - chấp nhặt với với người khác thì cuộc sống của chúng ta chỉ toàn những căng thẳng và tranh đấu lẫn nhau. Từ đó, các mối quan hệ sẽ đi theo hướng "đề phòng" và thiếu đi sự tin tưởng, bản thân sẽ ít có bạn bè thân thiết hơn và rất có thể phải chịu cảm giác cô độc và buồn chán trong tinh thần và cuộc sống.

Làm thế nào để trở thành một người bao dung?

Dưới đây là 7 bước giúp bạn thực hành đức tính Bao dung một cách dễ dàng hơn: 

  • Rèn luyện sự đồng cảm: Cố gắng lắng nghe và thấu hiểu quan điểm và trải nghiệm của người khác, ngay cả khi họ khác với bạn.

  • Biết tha thứ: Tha thứ, không chấp nhặt khi sai lầm của đối phương khi họ có tinh thần cầu thị, biết nhận lỗi và sửa sai.

  • Không nuôi dưỡng thù hận trong lòng: Một việc đã qua, hoặc đã giải quyết mà không ảnh hưởng đến hiện tại tốt nhất bạn không nên “ghim” trong lòng để tâm lý được thoải mái, an bình hơn.

  • Phá bỏ những thành kiến của chính bạn: Nhận ra và thách thức những thành kiến và định kiến của chính bạn để dần loai bỏ. Ví dụ: Phân biệt vùng miền, phân biệt tôn giáo, phân biệt giới tính,...

  • Tôn trọng quyền được nói của người khác: Lắng nghe và tránh ngắt lời người khác nói trong cuộc đối thoại, cuộc họp,....

  • Lên tiếng chống lại sự phân biệt đối xử: Hãy đứng lên chống lại sự phân biệt đối xử và sự bất công giữa người với người. Ví dụ: tình trạng bắt nạt,...

  • Nâng cao hiểu biết bản thân: Đọc sách, xem phim tài liệu hoặc trải nghiệm nhiều điều mới sẽ có thể giúp bạn tránh được những định kiến của bản thân, từ đó chấp nhận được sự 

Hãy nhớ rằng, khoan dung là một quá trình và cần có thời gian và nỗ lực để trau dồi. Hãy cố gắng kiên nhẫn với chính mình và những người khác.

Một Số Câu Nói Hay Về Lòng Bao dung

1. “Acceptance and tolerance and forgiveness, those are life-altering lessons.”

Tạm dịch:

“Chấp nhận, khoan dung và tha thứ, đó là những bài học thay đổi cuộc đời.”

- Jessica Lange.

2. “In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.“

Tạm dịch:

“Trong thực hành khoan dung, kẻ thù là một người giáo viên tốt nhất.”

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma.

3. “Tolerance is giving to every other human being every right that you claim for yourself.”

Tạm dịch:

“Khoan dung là trao cho mọi người khác mọi quyền mà bạn đòi hỏi cho chính mình.”

Robert Green Ingersoll

4. “I think tolerance and acceptance and love is something that feeds every community.”

Tạm dịch

“Tôi nghĩ rằng lòng khoan dung, sự chấp nhận và tình yêu thương là thứ nuôi sống mọi cộng đồng.”

Lady Gaga

5. “Sooner or later, if man is ever to be worthy of his destiny, we must fill our hearts with tolerance.” 

Tạm dịch:

Sớm hay muộn, nếu con người muốn xứng đáng với số phận của mình, chúng ta phải lấp đầy trái tim mình bằng sự bao dung.

Stan Lee

Tổng kết lại, bao dung là đức tính tốt đẹp mà ai cũng đều phải có. Nó giúp thúc đẩy sự tôn trọng giữa người với người để cộng đồng - xã hội của chúng ta trở nên tốt đẹp và hòa hợp hơn. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã hiểu được lòng bao dung là gì và cách nuôi dưỡng chúng trong đời sống của chính mình. Chúc bạn luôn hạnh phúc và được yêu thương.

Những nhân viên có cảm xúc tích cực tại nơi làm việc của họ có nhiều khả năng cảm thấy hài lòng với công việc của họ, dẫn đến tăng động lực và năng suất. 

Những cảm xúc tích cực là yếu tố tăng cường sự gắn kết, cam kết và sự hài lòng trong công việc của nhân viên. Từ đó giúp họ gắn bó với công việc một cách lâu dài.

Lãnh đạo hiệu quả

Cảm xúc tích cực cũng có thể giúp các nhà lãnh đạo lan tỏa tâm trạng này đến với nhân viên, thúc đẩy văn hóa làm việc tích cực.  Điều này giúp đội nhóm làm việc hăng say hơn, cải thiện kết quả công việc để cùng nhau đạt được nhiều thành công hơn.

Tăng lợi nhuận công ty

Các công ty có nền văn hóa tích cực, tạo nhiều cảm xúc vui vẻ cho nhân sự  khả năng thu hút và giữ chân nhân tài, từ đó giúp hiệu quả công ty hoạt động tốt hơn và tăng cường lợi nhuận trong kinh doanh.

Học cách nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực

Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực là một khía cạnh quan trọng của việc thúc đẩy hạnh phúc và hạnh phúc tổng thể. Dưới đây là năm cách để nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực:

Thực hành lòng biết ơn

Theo Trường Y khoa Harvard, lòng biết ơn giúp mọi người có những cảm xúc tích cực hơn, tận hưởng những trải nghiệm tốt đẹp, cải thiện sức khỏe, đối phó với nghịch cảnh và xây dựng các mối quan hệ bền chặt.

Thực hành lòng biết ơn liên quan đến việc dành thời gian để đánh giá cao những điều bạn có được trong cuộc sống. Điều này có thể bao gồm những người trong cuộc sống của bạn, trải nghiệm, tài sản hoặc đơn giản là "hiện tại đang được sống". 

Thực hành lòng biết ơn thường xuyên có thể giúp bạn tập trung vào những khía cạnh tích cực của cuộc sống và tăng cảm giác hạnh phúc và mãn nguyện cho bản thân.

Kết nối với người khác

Dành thời gian cho bạn bè, gia đình và xây dựng các mối quan hệ bền chặt có thể giúp bạn gia tăng cảm xúc tích cực. 

Mối quan hệ tích cực với những người khác có thể mang lại cảm giác thuộc về, dẫn đến cảm giác hạnh phúc và mãn nguyện.

Tham gia vào các hoạt động bạn thích

Làm những điều bạn thích cũng là một cách có thể giúp bạn tăng cảm xúc tích cực. Tham gia vào các hoạt động mà bản thân thấy thú vị có thể giúp bạn thoát khỏi căng thẳng của cuộc sống hàng ngày và tăng cường cảm giác vui vẻ và hạnh phúc cho bản thân.

Tình nguyện và giúp đỡ người khác

Theo trường Đại học Y khoa Maryland (Hoa Kỳ), hoạt động tình nguyện mang đến những lợi ích sức khỏe ở cả thể chất cũng như tinh thần. Cụ thể như: Tăng cường hạnh phúc, giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm stress...

Tình nguyện và giúp đỡ người khác có thể mang lại cho bạn cảm giác có ích và tự hào về bản thân hơn. Bên cạnh đó, khi bạn giúp đỡ người khác, bạn cũng thường nhận lại được những cảm xúc tích cực. Tăng cường tình nguyện là chìa khóa giúp bạn có thêm những niềm vui và sống hạnh phúc hơn.

Tập thiền

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ