Bài viết

Overthinking: 6 cách dễ dàng để vượt qua

31/07/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Overthinking là gì? Đây là cụm từ để chỉ những người suy nghĩ quá nhiều. Họ dường như bị mắc kẹt trong chính những dòng suy nghĩ của mình. Overthinking khiến bạn luôn ở trong tình trạng lo lắng và mệt mỏi, bạn bận mải mê chạy theo những dòng suy nghĩ mà quên đi những phút giây hiện tại. Vậy làm sao để thoát khỏi tình trạng này? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong nội dung sau đây.

Overthinking là gì?

Overthinking là việc ai đó suy nghĩ quá nhiều về những chuyện bình thường trong cuộc sống. Những người bị Overthinking thường phân tích hay suy nghĩ về những tình huống, sự kiện đơn giản một cách thái quá khiến bản thân trở nên căng thẳng và lo lắng. Những người này thường có xu hướng suy nghĩ nhiều đến mức không thể biến suy nghĩ thành một hành động cụ thể nào.

Overthinking là việc ai đó suy nghĩ quá nhiều về những trong cuộc sống

Triệu chứng của Overthinking

Số ít người ý thức được việc họ đang bị Overthinking hay chìm đắm trong suy nghĩ quá nhiều. Họ dành nhiều thì giờ để lo lắng cho những việc đã xảy ra trong quá khứ hay những thứ còn chưa đến ở tương lai. Nếu bạn đang tự hỏi liệu mình có phải là người bị Overthinking hay không thì bạn nên tham khảo ngay một số biểu hiện của người suy nghĩ quá nhiều.

1. Lo lắng tương lai

Việc lo lắng hay lên kế hoạch cụ thể cho những dự định ở tương lai là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên những người Overthinking thường có xu hướng lo lắng thái quá, một số trường còn bị rối loạn lo âu do suy nghĩ quá nhiều [1]. Bạn để bản thân chìm đắm trong những sự vật, sự việc do mình giả tưởng rồi đánh mất bản thân ở giây phút hiện tại.

Lo lắng, hoảng sợ bởi chính những suy nghĩ của mình

2. Hoài niệm quá khứ

Những người luôn dằn vặt bản thân vì những chuyện đã xảy ra trong quá khứ cũng có nguy cơ cao bị Overthinking. Những người này thường tiếc thương cho những chuyện đã xảy ra, đắm chìm trong niềm hy vọng nếu mình thế này hay nếu mình thế kia thì câu chuyện đã đi theo hướng khác. Họ quên đi rằng bản thân họ không thể thay đổi chuyện đã xảy ra mà chỉ có thể nỗ lực cố gắng cho những chuyện chưa đến.

3. Căng thẳng khi người khác nghĩ về bạn

Một trong những dấu hiệu kinh điển của người bị Overthinking đó chính là quan ngại khi người khác suy nghĩ về mình. Họ lo lắng liệu bản thân đã làm gì sai hay mình nên làm gì để được lòng mọi người mà quên đi rằng mình phải sống cho mình trước tiên. Mỗi người chỉ có một lần để sống, nhưng nếu bạn bạn mải mê chạy theo những định kiến của người khác về mình thì đến bao giờ bạn mới sống cho chính mình?

Trằn trọc, khó ngủ hay luôn bận tâm bởi những lời đàm tiếu của người khác

4. Để sự tiêu cực tích tụ trong tâm

Việc ghi nhớ nhiều lời nói tiêu cực trong tâm trí sẽ khiến tâm hồn bạn bị khô cằn đi mỗi ngày mà đôi khi chính bạn cũng không hay biết. Những lời nói tiêu cực khiến bạn cảm thấy buồn rầu, mệt mỏi hay thậm chí là mất niềm tin và cuộc sống này. Một số trường hợp nặng hơn còn dẫn đến việc mắc các bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn tinh thần,...

Overthinking khiến bạn cảm thấy như ngộp thở khi nghĩ về mọi thứ

7 cách dễ dàng để hết overthinking

Thật ra việc suy nghĩ nhiều nó là một thói quen mà bạn khó lòng loại bỏ trong một thời gian nhắn. Bạn cần hiểu và ý thức được việc bản thân đang bị Ovethinking và nó ảnh hưởng xấu như thế nào đến cuộc sống của mình. Việc từ bỏ một thói quen là cả hành trình dài, dưới đây là một số cách để dễ dàng hết Overthinking mà bạn có thể tham khảo.

1. Nhận thức suy nghĩ của bản thân

Để loại trừ đi thói quen suy nghĩ quá nhiều bạn cần ý thức được việc suy nghĩ quá nhiều của bản thân mình. Một số người có thói quen suy nghĩ tiêu cực tự động mà không hề hay biết điều đó. Khi xảy ra một tình huống bất thường nào họ sẽ dễ dàng nổi giận, cáu gắt và cứ mải mê với những suy nghĩ tiêu cực đó mà không ý thức được việc bản thân đang mải chìm đắm trong sân hận.

Để giải quyết tình trạng nêu trên bạn có thể học cách ghi lại những suy nghĩ của bản thân và tìm cách thay đổi chúng. Một cuốn sổ ghi chép sẽ giúp bạn theo dõi chính xác đâu là tình huống khiến bạn nổi nóng hay tâm trạng và suy nghĩ nào khiến bạn dấy lên việc suy nghĩ quá mức bình thường,...

2. Tham gia hoạt động tình nguyện

Tham gia nhiều hoạt động cộng đồng, tích cực giúp đỡ mọi người xung quanh là một trong những cách để bạn chữa lành cho chính tâm hồn của mình. Điều này cho phép bạn nhìn nhận mọi thức qua một góc nhìn tích cực hơn và điều hướng suy nghĩ theo hướng lạc quan, năng động hơn.

Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, nâng cao trách nhiệm xã hội của bản thân

3. Thiền định

Thiền là một trong những phương pháp chữa lành cho thân và tâm rất hữu hiệu. Bạn có thể thực tập việc thiền đi, thiền đứng hay đơn giản nhất là tập hành thiền trong hơi thở của mình. Việc nương trú vào trong hơi thở sẽ giúp bạn bình tâm hơn, vững chãi hơn. Sau đây là hướng dẫn thực tập thiền thông qua hơi thở để giúp bạn thư giãn hơn:

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng một cách thoải mái, hai tay buông lỏng

  • Bước 2: Hít vào bạn hóp bụng lại, thở ra bụng căng tròn. Bạn hít thở tự nhiên, không cần gượng ép bản thân phải thở sâu hơn thường lệ. Điều tiết hơi thở một cách nhịp nhàng từ 10 - 15 phút.

4. Giúp đỡ mọi người

Học cách giúp đỡ mọi người giúp bạn mở rộng trái tim yêu thương của mình. Một người biết yêu thương người khác chắc chắn sẽ biết cách bảo vệ chính mình thoát khỏi những dòng suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó việc giúp đỡ người khác sẽ giúp bạn nâng cao cảm giác dễ chịu trong cơ thể tạo nên sự phấn khích tích cực khi giúp đỡ người khác. Điều này cũng góp phần giúp bạn loại bỏ đi những năng lượng tiêu cực trong mình.

Tình nguyện giúp đỡ mọi người mà không cần ai ghi nhận

5. Nhận ra suy nghĩ tiêu cực

Thực tế việc nhận ra mình đang Overthinking đã rất khó rồi nên việc nhận ra mình đang suy nghĩ tiêu cực còn khó hơn. Thực tế việc bạn suy nghĩ tiêu cực thường xuất phát từ lý do bản thân bạn đang bị rối loạn lo âu hay bị rối loạn cưỡng chế,... Dưới đây là một số cách để giúp bạn loại bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực trong mình:

  • Thừa nhận bản thân đang suy nghĩ tiêu cực

  • Đánh giá và nhận định suy nghĩ của bạn

  • Phân chia rạch ròi giữa suy nghĩ và cảm xúc các nhân,...

6. Công nhận thành công của mình

Công nhận thành công của chính mình hay hiểu rõ giá trị của bản thân sẽ giúp bạn có thêm năng lượng để vượt qua những năng lượng tiêu cực đang tấn công bản thân mình. Bạn biết rõ mình đang ở đâu, mình đang làm gì,... điều này khiến bạn trở nên tự tin hơn và thoát khỏi các suy nghĩ tiêu cực của chính mình.

Tự tin, yêu đời giúp bạn đẩy xa các suy nghĩ độc hại về bản thân mình

7. Chấp nhận suy nghĩ tiêu cực và nỗi sợ hãi

Một trong những cách để thoát khỏi Overthinking chính là bạn phải học cách chấp nhận những suy nghĩ tiêu cực đang còn tồn động trong mình. Bạn phải hiểu rõ nỗi đau của mình thì mới có thể tìm được cách giải quyết ngọn nguồn những suy nghĩ tiêu cực trong mình.

Hy vọng những nội dung trên đã giúp bạn có được câu trả lời thích đáng cho câu hỏi “ Over thinking là gì". Suy nghĩ thật ra không đáng sợ nhưng nếu bạn suy nghĩ thái quá khiến nó trở nên độc hại thì điều đó không tốt chút nào. Mong rằng bạn sớm tìm được cách để giúp bản thân thoát khỏi những dòng suy nghĩ trong mình.

 

Nguồn tham khảo:

[1] Tarieh and Jana, Feelings of inadequacy: the relationships between overthinking and anxiety, 2021

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ