Bài viết

9 cách ĐƠN GIẢN rèn luyện tư duy phản biện tại nơi làm việc

28/07/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Tư duy phản biện - Critical Thinking là một trong những kỹ năng được đề cao trong đời sống ngày nay. Tư duy phản biện giúp bạn phát triển kỹ năng tư duy, đàm phán, phân tích vấn đề và thuyết trình bản biện. Vậy phải làm gì để rèn luyện tư duy phản biện? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

Rèn luyện tư duy phản biện giúp bạn phát triển nhiều kỹ năng toàn diện

1. Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện là khả năng phân tích thông tin một cách có bằng chứng và chứng cứ xác thực rõ ràng. Theo đó, bạn cần đặt câu hỏi, phân tích, lập luận và đưa ra những đánh giá liên quan đến những điều bạn đọc, bạn nghe và bạn tìm hiểu được. Một người có tư duy phản biện tốt là người biết tổng hợp thông tin tìm kiếm được và giả định của chính họ mà không làm mất đi sự nhất quán giữa các nguồn thông tin.

2. Tầm quan trọng của tư duy phản biện?

Tư duy phản biện một phần nào đó cho thấy sự thông minh, lanh lợi và sự sắc bén trong tư duy và lập luận của bạn. Critical thinking giúp não bộ xây dựng thói quen tiếp nhận và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hay tư duy phản biện có thể áp dụng vào bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống.

2.1 Mở rộng quan điểm

Critical Thinking cho phép bạn nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau với những quan điểm khác nhau. Việc đặt nhiều câu hỏi cho cũng một vấn đề giúp bạn quan sát sự vật hiện tượng một cách khách quan hơn. Điều này cũng góp phần giúp bạn tìm thấy những giải pháp mà có thể trước đây bạn chưa từng nghĩ đến.

Nghiên cứu thông tin thật kỹ càng trước khi tham gia phản biện

2.2 Xác định các dữ liệu ẩn

Có những lúc vì quá chú tâm vào một vấn đề mà bạn quên mất đi việc xem xét những khía cạnh khác của sự việc. Critical Thinking giúp bạn rèn luyện thói quen quan sát, phân tích tình huống từ nhiều góc độ khác nhau từ đó hạn chế được việc nhìn nhận phiến diện một vấn đề.

2.3 Tăng kiến thức mới

Một trong những lợi ích của tư duy phản biện chính là việc tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới. Để có thể phản biện hay bảo vệ một vấn đề đòi hỏi bạn phải biết rõ vấn đề đó, muốn vậy bạn phải tìm tòi rất nhiều. Nói cách khác, rèn luyện tư duy phản biện đồng nghĩa với việc bạn phải dung nạp thêm một lượng mới kiến thức liên quan.

3. 9 cách rèn luyện tư duy phản biện

Không thể phủ nhận vai trò của Critical Thinking trong đời sống hàng ngày. Vậy làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện của mình trở nên tốt hơn? Cùng tham khảo một số phương pháp sau:

3.1 Xem xét thông tin một cách cẩn thận

Điểm lưu ý trong tiên trong việc rèn luyện Critical thinking chính là tính cẩn thận.Bạn phải hết sức cẩn trọng trước những dẫn chứng, số liệu mà mình đưa ra. Nên lưu ý rằng trong việc phản biện mọi thông tin đưa ra đều bắt buộc phải có tính xác thực. Người tham gia phản biện cần chuẩn một số câu hỏi liên quan như:

  • Thông tin này đã được cập nhật hay chưa?

  • Bằng chứng nào xác minh lập luận này là chính xác?

  • Dữ liệu bạn đưa ra đã được xác thực hay chưa?

3.2 Xem thông tin đến từ đâu

Để trở thành một người tư duy phản biện giỏi trước tiên bạn cần luyện tập thói quen tìm kiếm nguồn thông tin. Cần biết cách chọn lọc những thông tin có giá trị, có tính thời sự hay được cập nhật sớm nhất. Nên chọn những nguồn thông tin có độ tin cậy cao, tốt nhất là những thông tin đã được kiểm chứng trước đó.

3.3 Xem xét nhiều hơn một quan điểm

Việc xem xét nhiều hơn một quan điểm giúp bạn nhìn thấy được những điều mà trước đây có thể bạn chưa nhìn nhận ra. Đôi khi vì cảm tình bạn có thể nhìn nhận vấn đề theo một cách phiến diện. Luyện tập cách quan sát ở nhiều góc độ khác nhau giúp bạn đưa ra nhiều lập luận đúng đắn hơn.

3.4 Thực hành lắng nghe tích cực

Một trong những mặt trái của việc phản biện chính là để suy nghĩ biến chất lời nói của người khác. Đôi khi lập luận của người phản biện chỉ là nghĩa đen nhưng bởi cảm xúc hay tác động của ngoại cảnh khiến bạn tự suy diễn theo hướng nghĩa bóng. Điều này vô tình làm cho sự việc đi xa hơn. Do vậy muốn rèn luyện tư duy phản biện bạn cần học cách lắng nghe mọi thứ theo chiều hướng tích cực, không phán xét và luôn giữ tâm trí cởi mở.

Rèn luyện thói quen tích cực khi phản biện vấn đề

3.5 Thu thập thông tin bổ sung cần thiết

Một người phản biện giỏi là người biết tìm kiếm và tiếp thu thông tin một cách chọn lọc, chính xác và đúng vấn đề. Bạn không thể thuyết phục người khác đồng ý quan điểm của mình bằng những thông tin cách đây hàng chục năm. Hay sẽ không ai đồng ý với quan điểm của bạn nếu bạn chỉ biết nói bâng quơ không có luận điểm, luận cứ rõ ràng.

3.6 Đặt câu hỏi mở

Đặt câu hỏi mở là một trong những cách giúp nhìn nhận sự việc một cách trực diện nhất. Một số câu hỏi thường thấy như “ai - cái gì- ở đâu- tại sao,...” sẽ giúp khơi dậy sự tò mò và thôi thúc bạn tìm kiếm câu trả lời chính xác nhất có thể.

3.7 Tìm nguồn thông tin uy tín

Thông tin từ sách vở, diễn đàn khoa học hay các bài báo cáo khoa học, luận văn,.. được đánh giá là những thông tin uy tín có độ chính xác cao. Hạn chế sử dụng những thông tin từ các báo lá cải hay tạp chí không uy tín. Đặc biệt không sử dụng thông tin truyền miệng như “ nghe thấy - đoán rằng,..” đây là những nguồn thông tin thiếu tin cậy và không được xác thực khi phản biện.

Cần phải trích dẫn thông tin chính xác, uy tín khi tham gia phản biện

3.8 Học cách phát hiện tin giả, tin sai lệch

Một người phản biện tốt là người biết được đâu là thông tin sai lệch. Tất nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng phát hiện ra nội dung sai lệch nhưng với một số nguyên tắc nhất định bạn sẽ biết được đâu là nguồn thông tin chính xác. Ví dụ tiêu biểu chính là việc hỏi lặp lại những điều người phản biện vừa nêu ra bằng những biểu cảm đa nghi và bạn sẽ sớm nhận được câu trả lời thích đáng.

3.9 Đặt câu hỏi về những quan điểm của bạn

Việc đặt lại câu hỏi cho những quan điểm mình đưa ra một phần nữa giúp bạn nhận định xem thực sự lập luận của mình đã đúng hay là chưa. Đây cũng là một trong những điểm mấu chốt khi tham gia một cuộc phản biện bởi không phải lúc nào bạn cũng đúng và nhìn nhận chính xác vấn đề.

Critical thinking là một trong những kỹ năng sống còn mà ai cũng cần nên rèn luyện trong đời sống hiện đại ngày nay. Việc rèn luyện tư duy phản biện giúp bạn quan sát sự vật hiện tượng một cách khách quan hơn, không bị gò bó trong lối mòn hay có một góc nhìn trực quan nhất về sự vật hiện tượng.

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ