Bài viết

Thiền định là gì? So sánh các các loại thiền trong Phật Giáo

09/03/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Thiền định là một phương pháp thực hành tinh thần hướng đến việc tập trung tâm trí nhanh chóng để phát triển thể chất và tinh thần. Theo khoa học, phương pháp thiền định cũng mang lại rất nhiều những lợi ích cho sức khỏe đã được chứng minh.

Cụ thể ở bài viết này, bạn sẽ biết được:

  • Thiền định là gì? Trong Phật giáo có bao nhiêu loại?

  • Lợi ích của việc hành thiền tới sức khỏe theo khoa học

  • Sự khác nhau giữa thiền định và thiền chánh niệm

  • Cách hành thiền đúng đắn 

Cùng bắt đầu nhé

Thiền định là gì?

Thiền định là một khái niệm từ kết hợp giữa 2 từ: Tĩnh lự (Thiền) và Tam muội (Ðịnh) của tiếng Phạn. Cụ thể:

  • Tĩnh lự: "Việc sử dụng tâm thể an tĩnh để suy xét vấn đề về đạo pháp" 

  • Tam muội: "Tập trung lý trí vào một đối tượng duy nhất và không phân tâm"

Kết hợp 2 nghĩa trên, ta có được nghĩa của Thiền định là: Tập trung sự chú ý vào một đối tượng duy nhất, không phân tâm để tâm thể an tĩnh và từ đó quan sát và suy nghiệm chân lý một cách tỏ tường.

Có bao nhiêu loại thiền?

Theo kinh Phật, có 3 loại thiền định khác nhau. Cụ thể như sau:

Thế gian thiền

 

Trong thế gian thiền được chia ra làm 2 loại: "Căn bản vị thiền" và "Căn bản tịnh thiền". Bên trọng "Căn bản vị thiền" bao gồm 12 phẩm và được phân chia làm 3, bao gồm: Tứ thiền, Tứ vô lượng và Tứ không. Cụ thể:

  • Tứ thiền: Dành cho những người chán cảnh hỗn loạn Dục giới, hiểu đơn giản là: "Chán cảnh hỗn loạn của xã hội hiện nay" thì tu Tứ thiền.

  • Tứ vô lượng: Dành cho người muốn tích phước lớn.

  • Tứ không: Dành cho người chán cảnh sắc giới chật hẹp,

Xuất thế gian thiền

 

Đây là pháp thiền của Bậc Xuất thế, bao gồm 4 loại thiền quán:

  • Cửu tướng quán

  • Bát bối xả quán

  • Bát thắng xứ quán

  • Thập nhất thiết xứ quán

Tu pháp thiền này có thể đi đến kết quả giúp cắt đứt ái dục, loại bỏ phiền não để tới cảnh giới cao hơn.

Xuất thế gian thượng thượng thiền

 

Đây là pháp Thiền cao nhất, chỉ có bậc Đại nhân mới thực hành được. Trong Xuất thế gian thượng thượng thiền bao gồm:

  • Tự tánh thiền: Quán sát tự tâm mà không cần đối tượng bên ngoài để thiền.

  • Nhất thiết thiền: Có tác dụng giúp tự mình thực hành Pháp và dạy Pháp cho người khác.

  • Nan thiền: Đây là môn Thiền gian nan, khổ hạnh, cực kỳ thâm diệu và khó tu.

  • Nhất thiết môn thiền: Tất cả các pháp Thiền đều bắt nguồn từ môn này.

  • Thiện nhân thiền: Môn Thiền dành cho chúng sinh có đại thiện căn cùng nhau tu tập.

  • Nhất thiết hạnh thiền: Bao gồm tất cả hạnh pháp của đại thừa.

  • Trừ não thiền: Có năng lực diệt trừ phiền não và khổ đau.

  • Thử thế tha thế lạc thiền: Có năng lực làm cho chúng sinh an lạc trong hiện tại và tương lai.

  • Thanh tịnh tịnh thiền: Có công năng trừ hoàn toàn nghiệp và chứng được tịnh báo đại bồ đề. Tu môn Thiền này, tâm ý thanh tịnh hoàn toàn và cũng không còn thấy được tướng thanh tịnh nữa, nên được gọi là tịnh báo.

Lợi ích của thiền định hàng ngày theo khoa học

 

Theo khoa học, thiền định hàng ngày có vô số lợi ích, cho cả tâm trí và cơ thể. Một số lợi ích đáng chú ý nhất bao gồm:

  • Cải thiện khả năng tập trung: Thực hành thiền định thường xuyên có thể giúp cải thiện khả năng tập trung và chú ý của bạn, dẫn đến tăng năng suất và hiệu suất tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: Nghiên cứu của Catherine J. Norris và cộng sự cho thấy những người nghe băng nhạc thiền đã cải thiện được sự tập trung và độ chính xác trong khi hoàn thành nhiệm vụ so với những người không nghe.

    Xem thêm: Rèn luyện sự tập trung bằng 15 bài tập đơn giản

  • Giúp kiểm soát những cơn đau: Những cơn đau của bạn có thể xuất phát từ tình trạng tinh thần và dần nặng hơn khi gặp căng thẳng. Một đánh giá trên 38 nghiên cứu của Lara Hilton và cộng sự đã kết luận rằng: Thiền có thể giảm đau, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm các triệu chứng trầm cảm ở những người bị đau mãn tính.

So sánh Thiền Định và Thiền Chánh Niệm

Thiền định và thiền chánh niệm là hai phương pháp Thiền khác nhau. Cụ thể ở hai điểm

  • Thiền định: Nhấn mạnh quan sát và duy trì ở một đối tượng Duy nhất để tập trung tâm trí.

  • Thiền chánh niệm: Nhấn mạnh ở việc quan sát, chú tâm với những gì xảy ra trong hiện tại.

Nhìn chung, thiền định và thiền chánh niệm đều hướng đến việc tập trung tâm trí nhanh hơn để nhìn thấu được bản chất mọi thứ trong cuộc sống.

Cách thiền định đúng

Cách thiền đúng sẽ phụ thuộc vào loại thiền bạn chọn để thực hành, nhưng có một số lời khuyên chung có thể giúp bạn bắt đầu:

  • Tìm một nơi yên tĩnh, thoải mái

  • Dành thời gian cụ thể mỗi ngày để thiền

  • Ngồi khoanh chân, tập trung sự chú ý của bạn vào hơi thở hoặc một hình ảnh nào đó. Ghim chúng lại để quan sát và suy ngẫm

  • Tránh bị phiền nhiễu và cố gắng tập trung.

Đừng lo lắng nếu tâm trí bạn bắt đầu "hỗn loạn" khi mới bắt đầu thực hành thiền định, chỉ cần bạn hãy cố gắng tập trung trở lại với hơi thở hoặc đối tượng thiền của bạn. Dần dần bạn sẽ tập trung hơn ở những lần thiền sau.

Lời kết

Thiền định là một phương pháp thực hành có thể giúp bạn đạt được cảm giác bình yên và hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù có thể mất một thời gian (không hề ngắn) để làm quen nhưng những lợi ích của việc thiền định thường xuyên rất đáng để bạn nỗ lực. 

Dù bạn đang tìm cách giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe thể chất hay chỉ đơn giản là tìm cảm giác bình an trong tâm hồn, thì thiền là một phương pháp tốt và lành mạnh để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.

Thiền định là một phương pháp thực hành đã được sử dụng hàng ngàn năm để đạt được sự bình an trong nội tâm và cải thiện tinh thần một cách minh mẫn. Với việc thực hành thường xuyên, bạn sẽ bắt đầu thấy được những lợi ích sức khỏe dần đến với bản thân mình. Và từ đó, bạn sẽ tận hưởng một cuộc sống bình yên, thanh thản và viên mãn hơn.

 

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ