Hội chứng trầm cảm cười là một loại bệnh lý khó nhận ra bởi vẻ ngoài lạc quan đã che giấu những triệu chứng ngầm bên trong. Vậy trầm cảm cười là gì? Trầm cảm cười có nguy hiểm không? Cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết này nhé!
Trầm cảm cười là gì?
Trầm cảm cười (Smiling Depression) là chứng trầm cảm chức năng cao hay còn gọi là rối loạn trầm cảm kéo dài. Đây là một dạng rối loạn cảm xúc đặc biệt, mọi suy nghĩ và cảm xúc thật bên trong đều đã được che giấu bởi nụ cười và thái độ sống tích cực. Mặc dù vẻ ngoài luôn lạc quan, hạnh phúc nhưng bản thân người bệnh phải đấu tranh tư tưởng, giằng xé nội tâm, vật lộn với những mặc cảm, tội lỗi và bi quan về tương lai.
Trầm cảm cười có nguy hiểm không?
Đây là hội chứng nguy hiểm có thể giết chết người bệnh một cách từ từ và chậm rãi nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Người bệnh có thể phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về sức khỏe khi mắc bệnh như: suy nhược cơ thể, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, đau nửa đầu, đau vai gáy và các vấn đề liên quan tới nội tiết tố.
Trầm cảm cười là một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm
Người mắc chứng trầm cảm cười không bao giờ bộc lộ cảm xúc thật của mình với bất kỳ ai, vậy nên họ cô độc, một mình chống chọi với mọi áp lực của cuộc sống. Theo thời gian, những áp lực, mặc cảm, tội lỗi, bi quan không được giải thoát có thể thôi thúc bệnh nhân nảy sinh ý định tự hại và tự sát. Tỷ lệ tự tử ở người trầm cảm cười thường cao hơn người trầm cảm thường, nguyên nhân lớn là do bệnh nhân không chịu tiếp nhận thăm khám và điều trị.
Triệu chứng ngầm của trầm cảm cười
Các triệu chứng ngầm thường gặp ở bệnh nhân mắc hội chứng trầm cảm cười bao gồm:
● Buồn bã, chán nản kéo dài.
● Thay đổi khẩu vị, cân nặng, rối loạn giấc ngủ.
● Mệt mỏi, thờ ơ với mọi thứ.
● Tuyệt vọng, tự ti, tự hạ thấp giá trị bản thân.
● Mất hứng thú với những việc từng yêu thích.
● Năng lượng sống cực kỳ thấp.
Triệu chứng ngầm của trầm cảm cười được che dấu sau nụ cười và vẻ lạc quan
Một người mắc chứng trầm cảm cười có thể trải qua một số hoặc tất cả các biểu hiện trên. Nhưng ở nơi công cộng, các triệu chứng này hầu như không được bộc lộ ra bên ngoài. Trong mắt người khác, người mắc chứng trầm cảm cười có vẻ là một người năng động, vui vẻ, lạc quan, có một công việc ổn định và một gia đình hạnh phúc. Bởi vậy, các triệu chứng ngầm của hội chứng trầm cảm cười rất khó để nhận ra.
Cách chữa trầm cảm cười
1. Ngồi thiền
Thiền được coi là một phương pháp điều trị trầm cảm cười an toàn và hiệu quả. Đây là bộ môn giúp nâng cao khả năng tập trung, điều hòa nhịp thở, loại bỏ những cảm xúc tiêu cực. Khi thiền, hãy chú ý tập trung cao độ, điều chỉnh hơi thở để đạt trạng thái tĩnh tâm nhất.
Bên cạnh tác dụng làm giảm căng thẳng và mệt mỏi, ổn định tinh thần và lấy lại sự cân bằng, việc thực hành thiền định thường xuyên còn giúp ngăn ngừa căn bệnh trầm cảm tái phát ở những bệnh nhân đã có tiền sử bệnh lý.
Xem thêm: 10 cách cân bằng cuộc sống tốt nhất
Thiền hay yoga là những giải pháp trị liệu tâm lý hiệu quả cho hội chứng trầm cảm cười
2. Yoga
Yoga là giải pháp hữu hiệu giúp giảm suy nhược hệ thần kinh trung ương và cải thiện các triệu chứng của trầm cảm cười. Bộ môn này còn có tác dụng tăng lưu lượng máu lên não, đồng thời sản sinh ra hormone serotonin giúp trấn an tinh thần hiệu quả.
Thực hiện các bài tập yoga và các động tác kéo giãn cơ đơn giản trong khoảng 15 - 20 phút mỗi ngày giúp cho cơ thể được thư giãn và tâm hồn thanh tịnh. Luyện tập yoga thường xuyên sẽ giúp giải tỏa áp lực, căng thẳng hiệu quả trong công việc và cuộc sống.
Các hoạt động thể chất mang lại một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái
3. Hoạt động thể chất
Hoạt động thể dục thể thao giúp làm tăng sản xuất chất dẫn truyền thần kinh endorphin, một loại hormone mang đến sự hạnh phúc cho não bộ. Hoạt động thể chất không chỉ giúp cải thiện sức khỏe vượt trội mà còn giải tỏa căng thẳng và áp lực hiệu quả. Bệnh nhân mắc hội chứng trầm cảm cười nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để có một sức khỏe tốt và tâm trạng thoải mái.
Lời kết
Hội chứng trầm cảm cười là loại trầm cảm rất đặc biệt, trái ngược hoàn toàn với trầm cảm điển hình. Thách thức được đặt ra ở đây là bệnh nhân thường từ chối thăm khám và điều trị. Thậm chí một số bệnh nhân còn phủ nhận việc họ bị bệnh. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm tới mọi người xung quanh nhiều hơn để trong tương lai sẽ không có ai phải mắc chứng bệnh nguy hiểm này.