Bài viết

Nguồn thực phẩm giúp người bị thiếu máu tăng cường sức khỏe

24/04/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Bạn có biết việc thiếu máu dẫn đến nhiều những hệ lụy cho sức khỏe, và ảnh hưởng đến cuộc sống. Ở mức độ nhẹ, bệnh gây nên mệt mỏi, choáng váng dẫn đến sinh hoạt và công việc suy giảm; nguy hiểm hơn thì bệnh có thể đe dọa đến sự sống. Vậy cùng AIA tìm hiểu ăn gì để bổ máu, hỗ trợ cải thiện bệnh hơn nhé

Nhóm các nguồn thực phẩm chứa Sắt 

Trong thực đơn ăn gì để bổ máu, chắc chắn không thể thiếu nhóm thực vật chứa sắt. Bởi nguyên nhân chính gây nên thiếu máu chủ yếu là thiếu sắt. Việc bổ sung thực phẩm giàu sắt sẽ giúp giảm thiếu được tình trạng thiếu máu. Cụ thể đó là: 

Thịt nội tạng, ví dụ như gan và thận

Nội tạng động vật bao gồm thận, não, tim và đặc biệt là gan có chứa rất nhiều sắt. Những người bệnh nên chọn ăn gan lợn và gan bò bởi chứa hàm lượng sắt cao. Lưu ý, nên ăn ở mức vừa phải bởi chúng cũng có chứa hàm lượng cholesterol khá cao. 

Thịt đỏ, ví dụ như thịt bò

Một số những loại thịt như: thịt bò, thịt gà…cũng chứa nhiều những chất sắt dễ hấp thụ. Nhưng mặc dù cung cấp nhiều chất sắt dồi dào, nhưng chúng cũng có hàm lượng cao cholesterol. Cho nên người bệnh nên ăn ở mức hợp lý, đừng quên kết hợp thêm các thực phẩm giàu sắt khá. 

Lòng đỏ trứng

Nếu bạn đang băn khoăn không biết ăn gì để bổ máu, thì lòng đỏ trứng gà sẽ là một gợi ý dành cho bạn. Theo cơ quan An toàn thực phẩm Châu  u ( (European Food Safety Authority - EFSA) thì một quả trứng gà chứa 0.88 mg sắt, tương đương 5% nhu cầu sắt của người trưởng thành. 

Các loại rau xanh sẫm màu, chẳng hạn như cải xoăn và rau bina

Các loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn hay rau bina cũng là một nguồn cung cấp sắt tốt. Chúng có chứa nhiều vitamin C, giúp cho cơ thể hấp thụ sắt từ chế độ ăn hàng ngày. Theo nghiên cứu của An toàn thực phẩm Châu  u ( (European Food Safety Authority - EFSA), trong rau cải xoăn có chứa 1,5mg sắt và 100g rau bina chứa khoảng 2.7 mg sắt.

Đậu

Theo Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu (European Food Safety Authority - EFSA), 100g đậu phụ chứa khoảng 2,5mg sắt. Do đó, 126g đậu phụ sẽ cung cấp khoảng 3,15mg sắt.

Tuy nhiên, giá trị này có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn gốc và phương pháp chế biến của đậu phụ

Cây họ đậu

Cây họ đậu là một họ thực vật rất đa dạng, bao gồm đậu, đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu hà lan, đậu phụ, đậu đũa…. Các loài cây này chứa nhiều dưỡng chất khác nhau, bao gồm cả sắt.

Chúng đều giàu protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Một số loại đậu như đậu đen, đậu hà lan và đậu tương có chứa lượng sắt cao. Theo Cơ quan An toàn thực phẩm Châu  u (European Food Safety Authority - EFSA), 100g đậu đen có thể cung cấp khoảng 2,2mg sắt, 100g đậu tương có thể cung cấp khoảng 6,7mg sắt, và 100g đậu hà lan có thể cung cấp khoảng 1,5mg sắt.

Vì vậy, cây họ đậu là một nguồn thực phẩm giàu sắt và rất tốt cho sức khỏe. Nên kết hợp đậu với các loại thực phẩm giàu vitamin C, protein và axit béo không bão hòa để cải thiện quá trình hấp thu sắt trong cơ thể.

Trái cây khô, như nho khô và mận khô

Trái cây khô là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất xơ. Sự giàu sắt của trái cây khô có thể khác nhau tùy thuộc vào loại trái cây khô.

Một số loại trái cây khô có chứa lượng sắt khá cao, bao gồm:

  • Nho khô: khoảng 1,6mg sắt trong 100g nho khô

  • Táo khô: khoảng 1,9 mg sắt trong 100g táo khô

  • Mơ khô: khoảng 2,6 mg sắt trong 100g mơ khô

  • Mận khô: khoảng 2,5mg sắt trong 100g mận khô

Tuy nhiên, các loại trái cây khô cũng có hàm lượng đường và calo khá cao. Do đó, bạn nên ăn trái cây khô với mức độ vừa phải để tránh tăng cân.

Nhóm các nguồn thực phẩm chứa Axit folic

Axit folic là một trong những loại vitamin B hòa tan được trong nước rất cần cho bệnh thiếu máu. Với những cái chưa biết nên ăn gì để bổ máu thì nên bổ sung ngay nhóm thực phẩm này nhé:

Ngũ cốc

Có thể bạn chưa biết thì ngũ cốc là một trong những thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe. Và cung cấp rất nhiều hàm lượng axit folic cho những người bệnh thiếu máu. Chúng sẽ phát huy tác dụng nhiều nhất là khi sử dụng vào buổi sáng, thêm năng lượng mà không gây tăng cân. 

Từ các nghiên cứu và báo cáo của các tổ chức y tế, như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện dinh dưỡng Hoa Kỳ (USDA).

Bánh mì

Bánh mì thông thường không phải là nguồn cung cấp axit folic giàu dào. Nhưng hiện nay các nhà sản xuất bổ sung axit folic vào. Axit folic dồi dào trong bánh mì, thì nên chọn các loại bánh mì được làm từ bột mì nguyên cám hoặc bánh mì được bổ sung axit folic.

Rau xanh đậm, ví dụ như rau bina và cải xoăn

Thông tin này xuất phát từ các nghiên cứu và báo cáo của các tổ chức y tế, như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện dinh dưỡng Hoa Kỳ (USDA). Thì rau xanh đậm màu như rau bina và cải xoăn là các nguồn giàu axit folic. Một số rau xanh khác như rau chân vịt, rau cải ngọt, rau chùm ngây, rau mồng tơi và rau bó xôi cũng cung cấp axit folic cao.

Đậu lăng

Đậu lăng là một trong những loại đậu rất giàu protein và chất xơ. Một chén đậu lăng có thể cung cấp đến 180 mg axit folic dành cho cơ thể 

Đậu

Đậu chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất, trong đó bao gồm cả axit folic. Nhiều loại đậu có lượng axit folic cao, bao gồm đậu đen, đậu tương, đậu nành, đậu hà lan và đậu xanh.

Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan là một trong những loại đậu chứa nhiều axit folic. Đậu Hà Lan cũng là một nguồn tuyệt vời của các vitamin và khoáng chất khác. Sử dụng đậu Hà Lan vào chế độ ăn uống hàng ngày để bổ sung axit folic và các dưỡng chất quan trọng khác cho cơ thể.

Quả hạch

Một số loại quả hạch như bí đỏ, bí ngô, hạt chia…cũng cung cấp một số loại axit folic nhất định. Nhưng so với những thực phẩm khác, thì hàm lượng của quả hạch không quá cao. 

Thực phẩm chứa vitamin B-12 

Thực phẩm chứa vitamin B-12 rất quan trọng trong quá trình tái tạo nguyên bào hồng cầu. Đặc biệt là dành cho người bị thiếu máu. Nếu bạn chưa biết nên ăn gì để bổ máu, thì dưới đây sẽ là gợi ý cho bạn 

Cá là một trong những loại thực phẩm cung cấp nhiều axit béo và omega-3 tốt cho tim mạch. Và cung cấp nhiều những vitamin khác. 

Thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò

Có thể nói thịt đỏ là một trong những nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời. Ngoài ra, thịt bò còn cung cấp nhiều những dưỡng chất khác như folate, niacin, sắt, kém…

Trứng

Trứng cung cấp nhiều thành phần chất từ protein,vitamin B hoàn chỉnh đặc biệt là B2 và B12. Trong lòng đỏ trứng chứa nhiều hàm lượng vitamin B12 cao hơn cả. 

Các sản phẩm từ sữa, ví dụ như pho mát và sữa

Các sản phẩm trên chính là nguồn cung cấp protein tuyệt vời, và một số những vitamin, khoáng chất. Sữa chua nguyên chất có thể cải thiện được tình trạng vitamin B12. Cơ thể hấp thụ sữa và phomai tốt hơn so với các loại thịt, cá hoặc trứng. 

Nhóm các nguồn thực phẩm chứa đồng 

Việc hấp thụ đồng không ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất hồng cầu. Nhưng nó là có thể giúp cho hồng cầu tiếp cận sắt tốt hơn trong quá trình tái tạo 

Nhóm các nguồn thực phẩm chứa Vitamin A

Bệnh thiếu máu là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Việc bổ sung vitamin A chính là một trong những cách phòng và điều trị bệnh.

Bí đao

Bí đao là một trong những nguồn giàu beta-carotene, một chất dinh dưỡng chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Bí đao cũng chứa các vitamin và khoáng chất khác như vitamin C, kali, magiê và chất xơ, có lợi cho sức khỏe.

Rau xanh lá, như cải xoăn và rau bina

Rau xanh lá như cải xoăn và rau bina cung cấp một lượng đáng kể vitamin A. Theo USDA, 100g cải xoăn cung cấp khoảng 1412 IU (International Units) vitamin A, tương đương với khoảng 28% lượng vitamin A cần thiết cho người trưởng thành hàng ngày. 

Trong khi đó, 100g rau bina cung cấp khoảng 1966 IU vitamin A, tương đương với khoảng 39% lượng vitamin A cần thiết cho người trưởng thành. Tuy nhiên, lượng vitamin A có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện trồng trọt và thời điểm thu hoạch.

Cà rốt

Cà rốt là một thực phẩm bạn nên bổ sung vào thực đơn cho những ngày không biết ăn gì để bổ máu. Bởi đây là thực phẩm rất giàu beta carotene tốt cho sức khỏe. Chúng cũng rất giàu chất xơ, ngăn ngừa táo bón và giúp tăng cường sức khỏe cho đường ruột. 

Khoai lang

Vitamin trong khoai lang là một dạng beta carotene, ở dạng này có thể bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nguy hiêm. Ngoài ra, trong calo còn chứa ít calo và không có chất béo. Khoai lang còn chứa nhiều chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp, giúp hạn kiểm soát được lượng đường trong máu cao

Trái cây, như dưa hấu, dưa đỏ và bưởi

Trái cây như dưa hấu, dưa đỏ và bưởi chứa rất ít vitamin A. Chúng chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa khác, như lycopene và beta-carotene

Ớt đỏ

Ớt chuông là một trong nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp chống lại oxy hóa. Đặc biệt chúng còn có tính năng kháng viêm và kháng histamin. 

Trên đây là một số những thông tin AIA chia sẻ về câu hỏi ăn gì để bổ máu. Hy vọng qua đây bạn đã có thể bổ sung vào thực đơn những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên hãy đảm bảo được sự cân bằng, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể và ngăn ngừa bệnh nhé.

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ