Yếu tố di truyền ảnh hưởng đáng kể tới chiều cao
- Hormone: Đây là những chất quan trọng có trách nghiệm điều chỉnh các mảng tế bào trong cơ thể phát triển để sản sinh ra các mô xương mới, tăng cường mật độ xương. Một số hormone ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao gồm: Hormone tăng trưởng, Hormone tuyến giáp, Hormone giới tính
- Độ tuổi và giới tính: Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao dễ nhận thấy nhất là giới tính. Trước khi đạt tuổi dậy thì, thì các bé trai thường có chiều cao nhỏ hơn các bé gái khoảng 0,5 - 1 cm. Tuy nhiên, sau khi đạt tuổi dậy thì, nam giới thường cao hơn nữ giới cùng tuổi từ 10 đến 15 cm.
Ăn gì để tăng chiều cao?
Đậu
Đậu là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và đặc biệt giàu protein [2]. Protein đã được chứng minh làm tăng mức độ tăng trưởng giống như insulin - một loại hormone quan trọng điều chỉnh sự phát triển ở trẻ em [3]. Ngoài ra, đậu cũng chứa nhiều chất sắt và vitamin B, những chất dinh dưỡng này không chỉ cần thiết cho sự phát triển của mô mà còn ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt - đây cũng có thể góp phần làm trẻ chậm lớn [4].
Thịt gà
Giàu protein cùng với một loạt các chất dinh dưỡng thiết yếu khác, thịt gà là một sự bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống lành mạnh. Nó đặc biệt giàu vitamin B12, taurine - một loại axit amin rất quan trọng cho phát triển chiều cao và xương [5]. Hơn nữa, thịt gà chứa nhiều protein, chứa khoảng 20 gam trong khẩu phần 85 gam. Mặc dù thành phần dinh dưỡng có thể thay đổi dựa trên phương pháp nấu nướng, nhưng thịt gà vẫn luôn là một sự lựa chọn thông minh cho việc phát triển chiều cao tự nhiên.
Hạnh nhân
Hạnh nhân chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, mangan và magiê, có lợi cho việc phát triển chiều cao. Sự thiếu hụt những vitamin này có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm cả tình trạng còi cọc ở trẻ em. Trong một nghiên cứu nhỏ ở 14 người, các nhà khoa học nhận thấy việc thêm hạnh nhân vào khẩu phần ăn hàng ngày có tác dụng trong việc ức chế sự hình thành các nguyên bào xương - một loại tế bào gây phá vỡ các mô xương trong cơ thể [6].