Bài viết

10 tác hại sức khỏe đáng sợ khi ăn mặn ít ai biết

17/8/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Muối là loại gia vị được nhiều người lựa chọn để tăng thêm hương vị cho món ăn. Nhưng nếu nạp vào cơ thể một lượng muối vượt mức tiêu chuẩn cho mỗi người thì sẽ có những ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy ăn mặn có tốt không và đâu là những tác hại nếu bạn ăn mặn thường xuyên ?

Ăn mặn có tác hại gì?

Ngoài bổ sung hương vị cho món ăn, muối cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [1], lượng muối khuyến nghị được sử dụng trung bình cho một người trưởng thành là 5g/ngày.

Thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết người Việt Nam tiêu thụ gần gấp đôi lượng muối cần thiết và là một trong những quốc gia có mức ăn mặn cao nhất trên thế giới [6]. Vậy ăn mặn có tốt không? Ăn mặn thường xuyên sẽ gây ra những tác hại không tốt đối với sức khỏe, tăng nguy cơ mắc một số bệnh như:

Tăng cân

Các món ăn được nêm nếm nhiều muối sẽ thường có nhiều chất béo và lượng calo nhiều hơn các món ăn khác [7]. Bởi vậy, hương vị món ăn được tăng lên, việc tiêu thụ thức ăn cũng sẽ nhiều lên. Từ đó dẫn đến tình trạng tích trữ năng lượng, dẫn đến béo phì.

Rối loạn giấc ngủ

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng [2]: Trong một ngày nếu nạp quá nhiều lượng muối cho phép, cơ thể sẽ có dấu hiệu bị rối loạn giấc ngủ như: bị mất ngủ thường xuyên, cơ thể mệt nhưng không ngủ được, …

Điều này xảy ra là do việc nạp quá nhiều natri vào cơ thể sẽ khiến tăng huyết áp và tích nước. Chính vì vậy, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu, và dần dần có thể gây nên rối loạn giấc ngủ, khó ngủ ngon.

Gây bệnh dạ dày

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây nên nhiều bệnh dạ dày tiêu biểu như viêm loét dạ dày, dần dần nếu diễn biến nặng hơn thì sẽ là ung thư dạ dày. [3]

Muối là thực phẩm có thúc đẩy khả năng hoạt động của vi khuẩn HP, do đó, ăn mặn thường xuyên sẽ tăng khả năng bị các bệnh về dạ dày nhanh hơn.

Làm yếu xương

Tổ chức Sức khỏe Xương Quốc gia Hoa Kỳ [4] đã từng chia sẻ rằng: Chế độ ăn nhiều muối sẽ làm xương bị yếu đi và có thể dẫn đến tình trạng loãng xương.

Khi tiêu thụ quá nhiều muối, cơ thể phải loại bỏ lượng natri dư thừa qua đường bài tiết. Đồng thời, khi lượng natri trong cơ thể tăng cao, cơ thể sẽ có xu hướng loại bỏ nhiều canxi hơn, từ đó gây ra tình trạng yếu xương.

Điều này đặc biệt đáng lo ngại cho người cao tuổi và phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Có hại cho hệ tim mạch

Nếu ăn mặn thường xuyên, cơ thể sẽ thường xuyên bị khát, từ đó, khiến ta uống nhiều nước và việc này sẽ làm tăng cường tuần hoàn máu, dẫn đến tim phải làm việc nhiều hơn [8]. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, có thể khiến tâm thất trái bị phì đại dẫn đến suy tim, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch .

Đi tiểu thường xuyên

Khi ăn mặn với cường độ lớn, nồng độ natri sẽ dần dần bị dư thừa, khiến nước bị rút ra khỏi cơ thể và đi vào máu [9].

Do đó, thận sẽ lọc máu thường xuyên hơn để loại bỏ được chất độc, giúp duy trì cân bằng giữa nước, muối và khoáng chất trong máu. Chính vì vậy, bạn sẽ phải đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Ảnh hưởng vị giác

Thói quen ăn mặn có thể ảnh hưởng đến vị giác. Vì muối là gia vị mạnh sẽ lấn át đi các mùi vị khác, nếu ăn mặn sẽ bị mất dần vị giác [10]. Từ đó, giảm đi tính trải nghiệm hay thưởng thức món ăn.

Gây khô môi

Thói quen ăn mặn có thể khiến cơ thể bị mất nước, đặc biệt là da và môi dễ bị nứt nẻ do thiếu độ ẩm. Chính vì vậy, dễ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, khiến cơ thể không thoải mái.

Mụn trứng cá

Một nghiên cứu [5] cho thấy những người có chế độ ăn nhiều muối dễ bị nổi mụn hơn bình thường. Vì khi ăn mặn, các bộ phận bên trong cơ thể sẽ phải hoạt động liên tục để thải chất độc ra ngoài nhằm cân bằng lượng nước trong cơ thể.

Nếu hoạt động quá tải, lượng natri dư thừa trong muối sẽ tích tụ trên da, xuất hiện tình trạng viêm, nổi mụn.

Ợ nóng rát

Đầy hơi là một trong những ảnh hưởng phổ biến nhất của việc ăn quá nhiều muối. Việc ăn mặn sẽ khiến cơ thể tích nhiều natri, từ đó khiến cơ thể bị tích nước. Khi có lượng nước lớn tập trung trong cơ thể, đặc biệt là khi tác động với huyết tương, môi trường trong cơ thể sẽ trở nên quá nóng, gây ra cảm giác "ợ nóng rát”

Đồng thời, ăn mặn có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có hại điển hình như: Helicobacter pylori. Loại vi khuẩn đặc biệt này có xu hướng tấn công niêm mạc dạ dày, dần dần gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

Từ đó, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa, khiến bụng dạ khó chịu, đầy hơi.

Làm sao để thay đổi thói quen ăn mặn

Ở trên đã đề cập câu trả lời cho câu hỏi ăn mặn có tốt không, để bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thân yêu, bạn nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của gia đình. Cụ thể có thể kể đến như:

  • Ưu tiên thực phẩm tươi thay vì thực phẩm mặn chế biến sẵn [11] như thịt xông khói, cá hộp, thịt xông khói, dưa muối, cà pháo muối, mì gói,… do thực phẩm chế biến thường sẽ thêm rất nhiều muối để bảo quản được lâu hơn.

  • Chọn cách chế biến thức ăn [12]: nấu các món luộc, hấp thay vì các món cần nhiều gia vị mặn như om, kho, nướng... để giảm lượng muối nạp vào cơ thể hàng ngày.

  • Giảm lượng gia vị mặn chứa nhiều muối [12]: Khi chế biến, có thể tăng hương vị cho món ăn bằng cách sử dụng thêm các loại gia vị khác như thảo mộc, bột ớt, … Ngoài ra, mì chính là gia vị có vị ngọt nhưng trong thành phần có natri – tương tự thành phần chính của muối ăn – nên cũng hạn chế dùng mì chính để tăng vị ngọt của món ăn.

  • Tự nấu ăn ở nhà: Khi bạn tự nấu ăn ở nhà, bạn sẽ chủ động được trong việc kiểm soát lượng muối cho vào các món ăn một cách tốt nhất.

  • Hạn chế sử dụng quá nhiều các gia vị như chấm nước mắm, bột canh,... [12] Để tối ưu sức khỏe mà vẫn giữ được hương vị món ăn, khi sử dụng muối ăn thì bạn nên pha loãng. Hoặc dùng kèm các gia vị khác như chanh, ớt, tỏi để tăng vị giác, giảm vị mặn của gia vị đó đi

  • Nên sử dụng muối và bột canh có chứa iốt [13] : Thông thường, muối ăn thường được sử dụng là muối tinh, coó chứ nhiều Nacl, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh đó, muối Iots được biết đến là một chất dinh dưỡng đề phòng chống các bệnh như: bướu cổ, thiểu năng trí tuệ và các rối loạn khác do thiếu iốt.

Tóm lại, ăn mặn thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và bản thân, các món ăn thường ngày nên được chế biến tuân thủ theo một chế độ hợp lý, đủ chất dinh dưỡng và hạn chế ăn mặn. Hy vọng bài viết đã cho bạn thấy được rõ ăn mặn có tốt không.

 

Nguồn tham khảo:

[1] WHO. Guideline: Sodium intake for adults and children, 2012

[2] F Heydarpour, The effect of salt on night sleep, 2006

[3] Susan Bernstein, Minesh Khatri, MD, What Is H. pylori, 2022

[4] American Bone Health, Sodium and Bone Health, 2016

[5] Theodora M. Mauro1,2, Ode to Salt: Commentary on “Skin Sodium Accumulates in Psoriasis and Reflects Disease Severity”, 2021

[6] UNICEF, Salt iodisation n Vietnam, 2013

[7] Beatriz Navia, Sodium intake may promote weight gain; results of the FANPE study in a representative sample of the adult Spanish population, 2014

[8] Dr. Bussie Evans, Why is salt bad for your heart?, 2017

[9] Róbert Agócs, Is too much salt harmful? Yes, 2019

[10] Reviewed by Christine Mikstas, Signs You’re Eating Too Much Salt, 2023

[11] The indiatimes, This is how we eat too much salt without realizing, 2020

[12] Teresa Partearroyo, Sodium Intake from Foods Exceeds Recommended Limits in the Spanish Population: The ANIBES Study, 2019

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ