Bài viết

13 lợi ích sức khỏe "thần kỳ" của ớt bạn cần biết

03/11/2023 dot 03 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Ớt có thể xem là một loại thực phẩm phổ biến trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam chúng trở lại một gia vị không thể thiếu tăng thêm hương vị cay nồng cho món ăn. Vậy các bạn có biết rằng ớt có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người không? Hãy cùng AIA tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng của ớt

 

Trong ớt chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sau:

  • Vitamin A: với hàm lượng 100g ớt sẽ chiếm khoảng 638 mg vitamin A. Chất dinh dưỡng này được chuyển hoá từ hợp chất beta-carotene.

  • Vitamin C: đây là loại dưỡng chất có nhiều trong ớt chiếm khoảng 143,7 mg vitamin C hỗ trợ làm chậm quá trình lão hoá, chữa lành vết thương nhanh chóng và tăng cường hệ miễn dịch.

  • Vitamin K: Còn được gọi là phylloquinone, vitamin K1 rất cần thiết cho quá trình đông máu, giúp xương và thận khỏe mạnh. Trong ớt chứa khoảng 14 mcg loại vitamin này.

  • Vitamin B6: Là một họ vitamin B, B6 đóng vai trò chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người. Loại vitamin này chiếm khoảng 0,506 mg trong ớt

  • Kali: Đây là một khoáng chất thiết yếu trong chế độ ăn uống phục vụ nhiều chức năng khác nhau, kali có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim khi được tiêu thụ với lượng đầy đủ. Trong ớt chứa khoảng 322 mg kali.

  • Đồng: chiếm 0,125 mg, đồng là một nguyên tố vi lượng thiết yếu, rất quan trọng cho xương chắc khỏe và các tế bào thần kinh khỏe mạnh.

  • Capsanthin: Carotenoid chính trong ớt đỏ - chiếm tới 50% tổng hàm lượng carotenoid - capsanthin chịu trách nhiệm cho sắc đỏ của chúng. Đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ của nó có thể chống lại ung thư.

  • Lutein: Có nhiều nhất trong ớt lúc chưa chín, mức độ lutein giảm khi trưởng thành. Tiêu thụ nhiều lutein có thể cải thiện sức khỏe của mắt.

  • Capsaicin: Một trong những hợp chất thực vật được nghiên cứu nhiều nhất trong ớt, capsaicin chịu trách nhiệm về hương vị cay nồng và nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.

  • Axit ferulic: Tương tự như axit sinapic, axit ferulic là một chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính khác nhau trong cơ thể.

Ăn ớt có tác dụng gì?

Ăn ớt có tác dụng gì?

Với nguồn dinh dưỡng phong phú chứa trong ớt mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, nếu dùng với hàm lượng vừa đủ các bạn sẽ thấy chúng phát huy những lợi ích như sau:

Giảm đau

Ớt có thể hỗ trợ giảm đau vì các thụ thể cảm giác sẽ bị chất capsaicin ức chế khiến chúng ta không cảm thấy đau sau khi dùng ớt.

Giảm cân

Một lợi ích bất ngờ của ớt đối với sức khỏe con người là hỗ trợ giảm cân. Vì trong ớt có chất capsaicin có thể thúc đẩy quá trình giảm cân bằng cách giảm cảm giác thèm ăn và tăng cường đốt cháy chất béo.

Giảm nguy cơ ung thư

Ớt cũng là một phương thuốc tự nhiên tiềm năng để chống lại quá trình phát triển của ung thư. Theo Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ , capsaicin và chất chống oxy hóa trong ớt có thể tiêu diệt tế bào ung thư trong bệnh bạch cầu và ung thư tuyến tiền liệt. Điều này phần lớn là do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm cao của ớt.

Kéo dài tuổi thọ

Kéo dài tuổi thọ

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc, họ phát hiện ra rằng những người ăn đồ cay nóng có cơ hội sống lâu hơn. Trong suốt bảy năm, các nhà nghiên cứu cho rằng những người ăn thức ăn cay từ 3 - 5 lần một tuần có ít nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim và các bệnh về đường hô hấp.

Điều này có thể là do capsaicin có khả năng giảm viêm, làm sạch đường hô hấp và giảm tổng thể sự phát triển của các bệnh suốt đời.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Có thể nói ớt hỗ trợ những người đái tháo đường trong việc kiểm soát lượng đường hiệu quả, ăn ớt với hàm lượng vừa đủ giúp kiểm soát nồng độ insulin trong máu.

Tốt cho tim mạch

Ớt cũng có thể là một cách tuyệt vời để hỗ trợ hệ thống tim mạch của bạn và ngăn ngừa bệnh tim. Ớt có hàm lượng kali cao, là một khoáng chất hỗ trợ một số chức năng trong cơ thể con người.

Kali kết hợp với folate có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hơn nữa, kali có thể giúp thư giãn các mạch máu của bạn, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn trên cơ thể bạn.

Bên cạnh đó, ớt cũng chứa riboflavin và niacin, đây là hai loại chịu trách nhiệm duy trì mức cholesterol khỏe mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, ớt cũng có thể bảo vệ chất béo trong máu của bạn chống lại các gốc tự do.

Chống nhiễm trùng nấm, cảm lạnh và cúm

Màu đỏ đặc trưng của ớt cho thấy nó giàu beta-caroten hoặc tiền vitamin A. Vitamin A giúp duy trì hệ hô hấp, đường ruột và tiết niệu khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin A và vitamin C trong ớt rất quan trọng trong việc xây dựng khả năng miễn dịch của bạn chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Nếu bạn bị nghẹt mũi hoặc dị ứng, thuốc xịt mũi capsaicin có thể giúp giảm các triệu chứng của bạn. Hơn nữa, capsaicin có một số đặc tính kháng khuẩn có thể chống lại nhiễm trùng xoang mãn tính.Nếu bạn đang bị sốt cao, ớt cay không chỉ có thể làm dịu cơn đau mà còn có thể kích thích hệ thống miễn dịch chống lại virus.

Giảm đau khớp

Ớt có thể được sử dụng để giảm đau khớp. Bởi Capsaicin liên kết với các thụ thể đau và gây ra cảm giác nóng rát có thể làm giảm nhạy cảm các thụ thể đau của bạn theo thời gian. Các bạn có thể đắp ớt lên da để giảm cảm giác đau nhức và khó chịu. Bằng cách này, capsaicin hoạt động như một loại thuốc giảm đau. Ngoài ra, chúng còn có thể được sử dụng để điều trị bệnh zona, đau khớp và bệnh thần kinh do HIV.

Chống viêm

Chất capsaicin trong ớt ức chế chất P, là một chất neuropeptide chịu trách nhiệm cho quá trình viêm ở cơ thể con người. Như vậy, capsaicin được xem là một phương pháp điều trị tiềm năng ức chế thần kinh cảm giác, chẳng hạn như đau do viêm khớp, bệnh thần kinh do tiểu đường và bệnh vẩy nến.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Ngoài việc duy trì sức khỏe tim mạch, ớt có thể làm giảm nguy cơ phát triển lượng insulin trong máu cao, đây là triệu chứng phổ biến của Bệnh tiểu đường Loại 2.

Theo Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Hoa Kỳ , một số nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một bữa ăn chứa ớt có thể tạo ra insulin thích hợp để giảm lượng đường trong máu.

Thúc đẩy sự phát triển của hồng cầu

Ớt có thể hỗ trợ hình thành tế bào máu mới thúc đẩy sự phát triển của hồng cầu. Điều này là do ớt rất giàu đồng và sắt nên có khả năng điều trị các triệu chứng thiếu máu và mệt mỏi.

Ngoài ra, ớt cũng chứa axit folic, là chìa khóa để chống lại bệnh thiếu máu và tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh cho cơ thể. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai vì sự thiếu hụt axit folic có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh nên các mẹ cần chú ý vấn đề này.

Cải thiện sức khỏe mắt

Cải thiện sức khỏe mắt

Vitamin A trong ớt rất quan trọng trong việc giữ cho thị lực của bạn khỏe mạnh. Chúng được biết đến để ngăn ngừa quáng gà và thoái hóa ở mắt. Một muỗng canh ớt trong chế độ ăn uống của bạn chứa 9% nhu cầu vitamin A hàng ngày.

Giữ mái tóc, làn da được khỏe mạnh

Vitamin C trong ớt không chỉ tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Chúng còn tạo và duy trì collagen, một loại protein quan trọng có trong tóc và da khỏe mạnh.

Ví dụ, ớt cayenne có thể được trộn thành mặt nạ để điều trị chứng viêm da. Nó cũng có thể điều trị nếp nhăn, sẹo mụn và đốm đen. Ớt cayenne có thể làm được điều này vì về cơ bản nó kích thích lưu lượng máu dẫn đến làn da không tì vết. Trộn với dầu ô liu, ớt cayenne có thể tạo ra một loại mặt nạ tóc tuyệt vời để mang lại vẻ bóng mượt cho mái tóc của bạn.

Ăn nhiều ớt có tốt không?

Ăn nhiều ớt có tốt không?

Mặc dù ớt mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng các bạn cũng không nên ăn quá nhiều ớt hằng ngày. Với mỗi loại thực phẩm chỉ nên bổ sung vừa đủ hàm lượng cho phép để chế biến thức ăn, không phải loại thực phẩm nào dùng nhiều là tốt.

Trong ớt chứa capsaicin có thể làm kích thích dạ dày, viêm loét ruột hay nhiệt miệng nếu chúng có quá nhiều trong cơ thể bạn. Ngoài ra, việc ăn nhiều ớt có dẫn đến tổn thương gan và gây tăng huyết áp có thể dẫn đến suy tim.

Những ai không nên ăn ớt

Những ai không nên ăn ớt

Mặc dù ớt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người chúng ta, tuy nhiên có những trường hợp không nên sử dụng ớt trong các món ăn hằng ngày. Nếu trong cơ thể các bạn có những bệnh lý sau đây thì không nên ăn ớt:

  • Người bệnh trĩ: đặc tính của ớt là cay nồng gây kích thích mạnh đối với cơ thể chúng ta nên người mắc bệnh trĩ không nên ăn ớt. Vì khi ăn ớt sẽ làm tình hình bệnh trĩ của các bạn trở nên nghiêm trọng và khó lành hơn, nguy hiểm hơn nữa là sẽ gây xuất huyết hậu môn.

  • Người có bệnh về túi mật: Ót mang tính kích thích mạnh nên những người bị sỏi mật sẽ tăng dịch vụ trong dạ dày khiến túi gan co lại. Điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình gan tiết dịch dẫn đến bệnh về viêm gan và tuyến tụy.

  • Người mới phẫu thuật: mặc dù trong ớt chứa vitamin C giúp làm lành vết thương tuy nhiên bản chất cay nồng của ớt sẽ làm ảnh hưởng đến vết mổ, đặc biệt là vừa mới phẫu thuật xong. Vì vậy các bạn nên dùng lượng ít vừa đủ hoặc tốt nhất là không dùng ớt trong món ăn để vết thương được lành nhanh hơn.

  • Người có bệnh về da: những người có bệnh lý về da hay bị nổi mụn không nên ăn ớt vì đặc tính cay nóng của ớt sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng da và nổi mụn của các bạn.

  • Người mắc bệnh tim, cao huyết áp và huyết quản: trong ớt chứa các chất làm tăng lượng máu trong cơ thể khiến tim đập nhanh, khó trao đổi chất. Điều này dễ dẫn đến suy tim có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Cách ăn ớt tốt cho sức khỏe

 

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, họ khuyên rằng không nên dung nạp quá 15g ớt mỗi ngày. Bên cạnh đó, cần kết hợp ớt với chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất. Ớt chỉ góp phần nhỏ trong chế độ dinh dưỡng nên đừng phụ thuộc vào loại thực phẩm này mà hãy cân đối cho bản thân mình một chế độ ăn lành mạnh.

Qua bài viết 13 lợi ích sức khỏe "thần kỳ" của ớt bạn cần biết, AIA đã cung cấp cho các bạn những thông tin về lợi ích của ớt đối với sức khỏe con người. Mặc dù ớt mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho con người chúng ta nhưng không nên ăn quá nhiều ớt sẽ dẫn đến những trường hợp không đáng tiếc xảy ra. Một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với hàm lượng ớt vừa đủ là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày.

 

Tham khảo:

Healthline, Chili Peppers 101: Nutrition Facts and Health Effects, 2019

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ