Bài viết

Bầu ăn lá lốt được không? Có tốt cho thai nhi không?

05/11/2023 dot 3 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Cây lá lốt là một loài cây khá quen thuộc đối với bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam, chúng mang hương thơm đặc trưng, hấp dẫn không thể nhầm lẫn được với các loại rau khác. Tuy nhiên, một số mẹ bầu vẫn còn e ngại việc sử dụng lá lốt trong thực đơn của mình. Để đi tìm đáp án cho câu hỏi này, hãy cùng AIA tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Bầu ăn lá lốt được không?

Theo đông y [1], lá lốt lành tính có thể mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe đối với mẹ bầu như hỗ trợ tiêu hoá, giảm ốm nghén và kích thích vị giác giúp ăn uống ngon miệng. Ngoài ra, trong lá lốt còn chứa một số chất có khả năng kháng khuẩn và nhiều vitamin thiết yếu có thể hỗ trợ giải cảm, cảm cúm.

Mẹ bầu có thể ăn lá lốt

Đối với các mẹ bầu thường bị chảy máu chân răng hay đau nhức xương khớp thì lá lốt là một trợ thủ đắc lực trong việc giảm đau và hạn chế tình trạng chảy máu chân răng ở mẹ bầu nhờ vào tính kháng khuẩn, chống viêm của chúng.

Lưu ý quan trọng là các mẹ bầu chỉ nên ăn lá lốt từ 2 lần - 3 lần trong tuần vì nếu lạm dụng lá lốt trong mỗi bữa ăn hàng ngày có thể bị nóng trong, tắc sữa không tốt cho thai nhi [1]. Tuy nhiên, với các mẹ bầu từng bị sảy thai nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi ăn lá lốt để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Lợi ích của lá lốt

Lá lốt mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cùng với nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng hỗ trợ bà bầu trong thai kỹ. Sau đây là các lợi ích chính của lá lốt các bạn có thể tham khảo:

Giảm nguy cơ táo bón

Tình trạng táo bón dễ xảy ra đối với phụ nữ mang thai bởi cơ thể sẽ tiết nhiều hormone thai kỳ là progesterone [2], đặc biệt là 3 tháng đầu tiên. Hormone này gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá khiến bà bầu gặp khó khăn trong việc đào thải, căng cứng bụng không thoải mái.

Lá lốt đóng vào trò là một loại rau chứa nhiều chất xơ và đặc tính ấm hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hoá giảm tình trạng táo bón ở bà bầu.

Hạn chế tình trạng chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng dễ xuất hiện ở các mẹ bầu là do lưu lượng hormone thay đổi [2] dẫn đến lưu lượng dồn vào nướu gây ra hiện tượng chảy máu. Tình trạng này có thể kéo dài trong suốt thai kỳ nếu mẹ bầu chưa có biện pháp xử lý.

Lá lốt có thể giúp hạn chế tình trạng chảy máu chân răng

Để hạn chế việc chảy máu chân răng mẹ bầu nên dùng lá lốt ngăn chặn tình trạng này. Vì lá lốt có khả năng chống viêm và sát khuẩn có thể làm dịu vết chảy máu răng và giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ. Các bạn có thể nhai nát 2 3 chiếc lá lốt trong miệng và ngâm khoảng 5 phút để sát khuẩn hoặc đun lá lốt để súc miệng 3 lần - 4 lần trong tuần.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Mẹ bầu thường xuyên gặp tình trạng đầy hơi khó tiêu do phải nạp một lượng thức ăn hơn mức bình thường để truyền cho thai nhi. Với sự thay đổi hàm lượng hormone trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá [1] làm các mẹ bị chướng bụng, khó tiêu hay chứng đầy hơi.

Lá lốt hỗ trợ bà bầu tiêu hoá tốt

Để khắc phục tình trạng đầy hơi và khó tiêu, các bạn có thể sử dụng lá lốt trong các bữa ăn để thêm chất xơ hỗ trợ tiêu hoá dễ dàng hơn. Vì lá lốt có tính ấm, hơi nồng thúc đẩy quá trình tiêu hoá thuận lợi.

Trị ho

Lá lốt là phương pháp trị ho hiệu quả

Khi bị ho hoặc cảm cúm, mẹ bầu khá ngại trong việc sử dụng các loại thuốc đặc trị vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Thay vì dùng các loại thuốc tây, các bạn có thể dùng các phương pháp trị ho từ thiên nhiên như lá lốt, tắc, gừng,... có thể giúp các mẹ bầu giảm ho, long đờm hữu hiệu.

Giảm đau nhức đầu và chân tay

Qua các thời kỳ, thai nhi trong bụng mẹ càng lớn thì mẹ bầu càng đau nhức xương khớp do lực ép của thai nhi trong bụng. Do đó, các mẹ có thể tham khảo cách ngâm chân bằng nước lá lốt để trị tình trạng đau nhức này.

Hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa

Lá lốt hỗ trợ trị bệnh phụ khoa

Đặc tính của lá lốt là sát khuẩn, kháng viêm nên chúng được chị em phụ nữ sử dụng như một loại dung dịch vệ sinh hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm các bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Các bạn có thể dùng lá lốt tươi đun với một ít nghệ và phèn chua để tắm hoặc xông hơi cho cơ thể ngăn ngừa vi khuẩn rất hiệu quả.

Trị mụn

Thay đổi lượng lớn hormone là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị nổi mụn gây xuống sắc và mất thẩm mỹ vẻ bề ngoài. Mẹ bầu có thể dùng lá lốt để ức chế các ổ mụn này, các hoạt chất phenol có khả năng ức chế các đầu mụn và làm dịu các mụn sưng tấy.

Lá lốt hỗ trợ trị mụn cho bà bầu

Ngoài ra, trong lá lốt còn chứa các vitamin hỗ trợ cân bằng độ pH cho làn da giúp làn da mẹ bầu khỏe mạnh tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông [1]. Các bạn có thể đun sôi lá lốt để nguội rửa mặt hoặc xông mặt với lá lốt với một ít muối tăng độ sát khuẩn làn da.

Gợi ý món ăn tốt cho bà bầu từ lá lốt

Chế độ dinh dưỡng với đa dạng thực phẩm sẽ hỗ trợ mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. lá lốt là một loại rau lành tính với nhiều công dụng cho sức khỏe, chúng có thể hỗ trợ kích thích vị giác giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn. Dưới đây là một số cách chế biến lá lốt hấp dẫn, thơm ngon [1] các bạn có thể tham khảo bổ sung vào thực đơn hằng ngày:

Món thịt bò xào lá lốt

Thịt bò xào lá lốt

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 200 gram thịt bò phi lê

  • Lá lốt rửa sạch và thái nhỏ

  • Hành tím, tỏi băm

  • Hành tây thái múi cau

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Các bạn ướp thịt bò với một ít hành tỏi băm nhuyễn với một số gia vị như: muối, đường, dầu hào và tiêu xay trong khoảng 10 phút

  • Bước 2: Sau đó, các bạn để chảo nóng và bắt đầu phi thơm số hành tỏi còn lại và cho thịt đã ướp vào xào với lửa lớn trong 10 phút.

  • Bước 3: Tiếp đến các bạn cho lá lốt thái mỏng vào xào với thịt bò đã chín và cho hành tây thái múi vào đảo sơ rồi tắt bếp. Vậy là các bạn đã hoàn thành xong món thịt bò xào lá lốt đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ bầu.

Nấu canh cá lóc lá lốt

Canh cá lóc lá lốt

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Một con cá lóc đã làm sẵn

  • Lá lốt rửa sạch

  • Một ít gừng, hành, tỏi băm

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cá lóc các bạn cắt khoanh vừa ăn ướp với một ít nước mắm, đường, tiêu và hành gừng băm nhuyễn trong 15 phút.

  • Bước 2: Các bạn phi thơm hành tỏi gừng băm và cho cá lóc vào đảo sơ để thịt cá săn lại.

  • Bước 3: Sau đó, các bạn cho khoảng 1 lít nước vào nấu. Ở bước này các bạn có thể cho thêm một ít giấm chua để tăng vị ngon cho món ăn.

  • Bước 4: Cuối cùng các bạn cho lá lốt thái mỏng vào nồi canh đang sôi và tắt bếp tránh việc nấu rau lâu sẽ mất chất dinh dưỡng cho món ăn.

Món chả lá lốt thịt lợn

Món chả lá lốt thịt lợn

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Khoảng 300 gram thịt lợn xay

  • Mộc nhĩ

  • Lá lốt đã rửa sạch

  • Hành tỏi băm

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Các bạn ướp thịt lợn xay với muối, hạt nêm, đường, mộc nhĩ cắt nhỏ và tiêu xay trong 20 phút. Đối với thịt lợn, nếu các bạn muốn ăn chả mềm và mọng nước hơn các bạn có thể trộn với một ít mỡ lợn xay.

  • Bước 2: Sau khi thịt lợn đã thấm đều các gia vị các bạn tiến hành gói chả lá lốt với thịt xay.

  • Bước 3: Để rán chả lá lốt được ngon và mọng nước các bạn lưu ý để dầu thật sôi trên chảo rồi mới cho cả vào rán. Trong quá trình rán chả, các bạn hạn chế việc lật mặt chả nhiều lần tránh việc chả lá lốt bị nát. Nếu các bạn không muốn ăn chả lá lốt quá nhiều dầu mỡ do chiên rán thì các bạn có thể cho vào nồi chiên không dầu rán với thịt độ 180 độ C trong 15 phút cho một mặt chả.

Kết luận: Với những chia sẻ trong bài viết Bầu ăn lá lốt được không? Có tốt cho thai nhi không?, có thể kết luận rằng cây lá lốt an toàn với bà bầu và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người nói chung. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng nên lưu ý không nên quá lạm dụng lá lốt có thể để lại những tác dụng phụ không mong muốn. Hy vọng bài viết này hữu ích, hỗ trợ mẹ bầu làm phong phú thực đơn mang lại nhiều dinh dưỡng cho thai nhi.

 

Nguồn tham khảo:

[1] MẸ BẦU ĂN LÁ LỐT ĐƯỢC KHÔNG VÀ CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?, Medlatec, 2022.

[2] Những biến đổi Hormone khi có thai. Chữa Bệnh NET, 2016, thuocchuabenh.

 

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ