Bài viết

Giải đáp: Mẹ bầu ăn mực được không? Ăn thế nào mới an toàn

04/11/2023 dot 4 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Mực ống là một loại hải sản ngon và giàu dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, khi mang thai, nhiều mẹ bầu có thắc mắc liệu bầu ăn mực được không, và ăn thế nào mới an toàn cho mẹ và thai nhi? Hãy cùng AIA tìm hiểu câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây!

Thành phần dinh dưỡng của mực ống

Thành phần dinh dưỡng của mực ống

Trước khi trả lời câu hỏi bầu ăn mực được không, hãy cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của mực ống. Theo WebMD[1], 4 ounce mực ống (khoảng 114g) có chứa:

  • Calo: 104 calo

  • Chất đạm: 18 gam

  • Chất béo: 2 gam

  • Carbohydrate: 3 gam

  • Natri: 50mg

  • Sắt: 6% giá trị hàng ngày (DV)

  • Vitamin C: 6% DV

  • Canxi: 3% DV

  • Vitamin A: 1% DV

  • Ngoài ra còn có một số loại vitamin khác như vitamin E, vitamin B2, vitamin B12 và selen.

Như vậy, mực ống chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Bà bầu ăn mực được không?

Câu trả lời là có. Mực không không có hại cho bà bầu và thai nhi mà ngược lại còn chứa các chất dinh dưỡng có lợi trong thời kỳ mang thai. Theo Healthline[2], mực là một nguồn giàu Axit béo omega-3 - axit rất cần thiết trong thai kỳ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra, mực cũng có nhiều protein, vitamin E,, B12, kẽm, sắt, đồng và selen - đều là những chất có lợi khi mang thai.

Cách chọn và chế biến mực an toàn cho mẹ và thai nhi

Cách chọn và chế biến mực an toàn cho mẹ và thai nhi

Mặc dù bầu có thể ăn mực nhưng nó chỉ an toàn khi được lựa chọn và chế biến kỹ càng, đúng cách:

  • Lựa chọn mực: Chọn mực tươi, có màu sẫm và không có mùi hôi. Bạn nên chọn mua mực ở những điểm bán uy tín để tránh mua phải mực không đảm bảo chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

  • Không ăn mực sống: Mực cũng được ăn sống nhưng nếu bạn đang mang thai, tốt nhất nên tránh ăn sống hoặc chưa nấu chín kỹ do có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

  • Không nên ăn nướng: Bạn cũng có thể nướng mực, nhưng tránh ăn theo cách này khi đang mang thai. Mặc dù bên ngoài có thể chín nhưng bên trong có thể vẫn còn sống, khiến bà bầu và thai nhi có nguy cơ bị bệnh.

  • Tốt nhất là luộc, hấp hoặc xào: Chế biến theo cách này sẽ đảm bảo mực được chín kỹ và không bị mất những dưỡng chất quan trọng. Mẹ bầu có thể nấu mực cùng với những loại rau củ quả khác để tăng thêm độ ngon và chất dinh dưỡng cần thiết.

  • Bảo quản đúng cách: Bạn nên bảo quản mực không ăn hết trong tủ lạnh. Khi để ở nhiệt độ phòng, chỉ cần 1 đến 2 giờ là vi khuẩn có hại sẽ phát triển.

Một số câu hỏi thường gặp

Bà bầu nên ăn mực tươi hay mực khô?

Mẹ bầu nên ăn mực tươi

Bà bầu nên ưu tiên sử dụng mực tươi thay vì mực khô, bởi mực tươi có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và không có chất bảo quản. Ngược lại, mực khô thường có chất bảo quản và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Mẹ bầu nên ăn mực với lượng bao nhiêu là hợp lý?

Mực được đánh giá là tốt cho sức khỏe trong thời kỳ mang thai nhưng phải sử dụng với lượng hợp lý. Theo healthline[3], mỗi tuần bà bầu chỉ nên ăn 2 - 3 bữa mực, mỗi bữa khoảng 100 gam. Bà bầu cũng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm khác để đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết.

Mực có chứa thủy ngân không?

Thủy ngân là một kim loại nặng có thể gây hại cho não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA)[4], phụ nữ mang thai nên tránh hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao.

Thủy ngân có thể được tìm thấy trong một số loại hải sản, đặc biệt có hàm lượng cao trong một số loài cá như cá kiếm, cá ngừ hoặc cá thu. Ngược lại, mực là loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp. Cũng theo FDA[5], một con mực chỉ chứa khoảng 0,024 phần triệu (PPM) thủy ngân. Hàm lượng này an toàn để sử dụng khi mang thai.

 

Kết luận:

Mẹ bầu ăn mực được không là câu hỏi của nhiều phụ nữ khi mang thai. Mực ống là một loại hải sản ngon và giàu dinh dưỡng, có thể giúp bổ sung protein, vitamin và khoáng chất có ích cho mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn cũng phải chú ý đến cách chọn, chế biến và bảo quản mực an toàn. Bạn cũng nên ăn mực với hàm lượng vừa phải. Cảm ơn bạn đã đóng bài viết!

 

Nguồn tham khảo:

[1] Jabeen Begum, Squid: Is It Good for You?, webmd, 2022

[2] Jillian Kubala, Valencia Higuera, Can You Eat Calamari During Pregnancy?, healthline, 2020

[3] Jillian Kubala, Valencia Higuera, Can You Eat Calamari During Pregnancy?, healthline, 2020

[4] Advice about Eating Fish, fda

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ