Bài viết

Bệnh gút nên ăn gì, kiêng ăn gì để không bị đau, sưng?

02/11/2023 dot 3 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Bệnh gút (gout) là một loại bệnh viêm khớp phổ biến, do sự gia tăng sản xuất axit uric nội sinh, hoặc do sử dụng nhiều thực phẩm thịt đỏ, hải sản. Vậy bệnh gút nên ăn gì, kiêng ăn gì để không bị đau nhức?

Bệnh gút nên ăn gì?

Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ phần nào cải thiện được tình trang của bệnh gút. Dưới đây sẽ gợi ý những thực phẩm bạn nên ăn:

Trái cây

Trái cây luôn là thực phẩm chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất. Các chất như vitamin C, vitamin K hay kali đều được thấy rất nhiều trong các loại hoa quả. Chúng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nhờ vậy mà cân bằng được sinh dưỡng, lượng nước trong cơ thể.

Đồng thời, kali có khả năng đào thải axit uric [1] - nguyên nhân chính gây nên bệnh gút - qua đường tiết niệu. Nhờ vậy, lượng axit uric trong cơ thể giảm, bệnh gút cũng sẽ được cải thiện dần theo thời gian.

Các loại thịt trắng

Thịt trắng có ít purin, hạn chế sự gia tăng axit uric trong cơ thể

Các sản phẩm thịt trắng như: cá, ức gà, thịt thăn lợn, … có chứa hàm lượng purin thấp, ngoài ra còn có khả năng ngăn chặn sự kết tủa của axit uric. Chính vì vậy, đây chính là một sản phẩm thiết yếu để trả lời câu hỏi bệnh gút nên ăn gì.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý những điểm sau trong chế biến và ăn uống hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Cần có sự cân đối trong khẩu phần ăn hằng ngày: nên sử dụng tối đa 100g thịt trắng mỗi ngày.

  • Thực phẩm nên được chế biến kĩ, sạch sẽ và nấu chín trước khi dùng.

  • Nên hạn chế sử dụng gia vị ăn kèm, có thể sử dụng các phương pháp chế biến như luộc, hấp,… không nên chiên, rán, …

  • Nên sử dụng kèm các loại rau xanh, để cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là chất dinh dưỡng hỗ trợ tốt cho quá trình giảm axit uric trong máu [2], đồng thời kháng viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo sử dụng các loại thực phẩm như: chanh, kiwi, ớt chuông,…

Dầu oliu, dầu thực vật

Các loại dầu thực vật, dầu oliu, dầu gấc… chứa chất béo tốt, có tác dụng giảm lượng axit uric, bớt sưng tấy. Vì vậy, nếu bị bệnh gút, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm các loại chất béo tốt có trong các loại dầu thay vì mỡ động vật.

Trứng

Trứng chứa tất cả chín axit amin thiết yếu mà cơ thể con người cần, đồng thời còn bao gồm: chất béo, vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng có lợi khác. [3]

Tuy những người bị bệnh gút hạn chế protein động vật có hàm lượng purin cao, bao gồm thịt đỏ, nội tạng, thịt xông khói, … nhưng người bị bệnh gút nên sử dụng những loại thực phẩm chứa protein nhưng hàm lượng purin thấp.

Một đánh giá năm 2019 [4] đã kiểm tra hàm lượng purin trong nhiều loại đồ uống, chất bổ sung và thực phẩm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bia và các sản phẩm từ động vật (ngoài trứng và sữa) có lượng purin cao nhất, trong khi các sản phẩm từ trứng, sữa, trái cây có lượng purin thấp nhất.

Hơn nữa, một đánh giá nghiên cứu năm 2015 [5] đã xem xét các nguồn protein khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến những người mắc bệnh gút. Cụ thể, trong trứng không có thành phần nào gây ảnh hưởng đến bênh gút, nên trứng sẽ là một thực phẩm phù hợp để trả lời cho câu hỏi bệnh gút nên ăn gì.

Cafe

Uống cà phê mỗi ngày có thể làm giảm lượng axit uric, làm chậm quá trình chuyển hóa purin thành axit uric, đồng thời thúc đẩy quá trình bài tiết.

Trong một nghiên cứu của Nhật Bản [6] đã phát hiện ra rằng việc lượng cà phê được tiêu thụ có mối quan hệ nghịch đảo với nồng độ axit uric. Những người uống nhiều cà phê nhất (khoảng 5 cốc mỗi ngày) có nồng độ axit uric thấp nhất trong số những người tham gia nghiên cứu.

Mặc dù cả cà phê và trà đều được thử nghiệm, nhưng những kết quả này dường như chỉ áp dụng cho cà phê.

Rau củ

Rau là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe mọi người, kể cả bệnh gút. Các loại rau đặc biệt có lợi cho người bệnh gút là: súp lơ xanh, khoai tây, nấm, cà tím,…

Rau củ là thực phẩm có chứa lượng purin thấp, đồng thời lượng purin trong rau cũng sẽ không tác động gì đến bênh gút. Ngoài ra, rau củ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, như chất khoáng, chất xơ, vitamin, … tất cả đều góp phần hỗ trợ nâng cao sức khỏe hơn.

Ngũ cốc nguyên cám

Ngũ cốc nguyên cám được biết đến như một thực phẩm lành mạnh, cải thiện bệnh gút hiệu quả.

Các sản phẩm ngũ cốc (trừ yến mạch) có khả năng chống oxy hóa, chống viêm và có tác dụng giảm đau xương khớp hiệu quả. Bên cạnh đó, lượng purin trong các loại ngũ cốc thấp, nhờ đó mà giảm và ức chế hàm lượng axit uric trong cơ thể.

Tuy nhiên, bột yến mạch có khoảng 50-150mg purin trên 100g [8]. Mặc dù nó không có hàm lượng purin cao như thịt nội tạng, sò điệp hoặc một số loại cá, nhưng nó vẫn đủ cao để làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút khi ăn quá nhiều.

Trà xanh

Có thể nhiều người không biết rằng trà xanh rất tốt cho bệnh nhân gút. Các nghiên cứu báo cáo rằng trà xanh có khả năng giảm nồng độ axit uric trong máu. Đặc tính chống oxy hóa của nó có thể giúp chống viêm liên quan đến bệnh gút. [9] Nhờ vậy, trà xanh giúp giảm nồng độ axit uric trong máu và kiểm soát các đơn đau nhức.

Uống đủ nước

Những người uống từ 5 đến 8 ly nước mỗi ngày ít có khả năng gặp phải các triệu chứng bệnh gút [13]. Điều này có ý nghĩa vì thận của bạn sử dụng nước để bài tiết axit uric trong nước tiểu. Nước cũng rất tốt cho sức khỏe của thận. Suy giảm chức năng thận là một yếu tố có thể góp phần gây ra bệnh gút.

Bệnh gút kiêng ăn gì?

Bên cạnh sử dụng những loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng bệnh gút, bạn cũng nên lưu ý những thực phẩm giàu purin và fructose cao trong bữa ăn hằng ngày. Dưới đây là những gợi ý cho bệnh gút kiêng ăn gì:

Bệnh gút không nên ăn gì để cải thiện tình trạng sức khỏe?

Thịt đỏ

Vậy bệnh gút không nên ăn gì? Đầu tiên phải kể đến là thịt đỏ (bò, lợn, dê...) chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, các loại thịt đỏ có chứa một lượng lớn vitamin E, B6, B12 và hàm lượng protein cao, điều này sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây ra bệnh gút. l

Hơn nữa, các món ăn làm từ thịt đỏ đều chứa hàm lượng purin cao [10], gây ảnh hưởng xấu đến những người bệnh gút.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật (gan, cật, tim, dạ dày, óc…) là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (B2, B6, axit folic và B12), coenzyme Q10, cholesterol [14].

Tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, nhưng hàm lượng purin trong đó quá cao [14]. Từ đó, nếu ăn nội tạng động vật, sẽ tăng nồng độ axit uric trong máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng, nguy hiểm hơn

Thịt gà tây, thịt ngỗng

Thịt gà, thịt ngỗng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, các khoáng chất, axit amin, sắt, photpho… Tuy nhiên trong 100g thịt gà tây, thịt ngỗng lại chứa từ 70mg đến 120mg purine tùy vào bộ phận trên cơ thể [11]. Điều này sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh gout, bạn nên hạn chế sử dụng thịt gà tây, thịt ngỗng để hạn chế tình trạng bệnh.

Hải sản

Hải sản (như ghẹ, cá ngừ, sò, hàu, ốc…) chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, trong đó có chứa nhiều purin. Bên cạnh đó, hải sản cũng chứa nhiều đạm, nếu mắc bệnh gút thì nên hạn chế ăn.

Người bệnh gút không nên ăn hải sản

Rượu, bia, đồ uống có đường

Đồ uống có đường và đồ ngọt sau khi được nạp vào cơ thể sẽ phân hủy thành axit uric . Bất kỳ thực phẩm hoặc đồ uống nào có nhiều đường đều có thể gây ra bệnh gút.

Mặc dù các loại đồ uống có cồn khác có thể không chứa nhiều purin nhưng chúng có thể làm tăng sản xuất purin trong cơ thể. Điều này dẫn đến nồng độ axit uric trong máu cao hơn, từ đó hạn chế hoạt động của thận trong việc bài tiết cho cơ thể, khiến cơ thể không được thải độc thường xuyên. [12]

Các loại thịt chế biến sẵn

Thực phẩm đóng hộp (nem chua, thịt xông khói, xúc xích, xúc xích…) không tốt cho người bệnh gút, vì có nhiều chất bảo quản, cũng như nhiều gia vị trong món ăn, khiến cơ thể phải nạp nhiều chất hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh tình trở nên nguy hiểm hơn. Nếu bạn muốn ăn, bạn nên sử dụng những loại thực phẩm tươi và tốt hơn là nên tự làm tại nhà để đảm bảo chất dinh dưỡng, cũng như gia vị cho món ăn.

Các loại rau có hàm lượng purin cao

Thông thường, mọi người sẽ thường nghĩ rằng các loại rau củ sẽ là thực phẩm bổ dưỡng, giúp nâng cao sức khỏe. Nhưng trên thực tế, có một vài loại rau có lượng purin cao, tác động đến bệnh gút, có thể kể đến như: đậu trắng, đậu phộng, su hào, ... mà người bị bệnh gút nên biết để tránh xa.

Tóm lại, bài viết đã tổng hợp những thông tin về bệnh gút nên ăn gì và bệnh gút nên kiêng gì. Đối với bệnh gút thì không cần quá khắt khe trong việc lựa chọn thực phẩm cho bản thân, mà nên tập trung vào những món ăn bổ dưỡng, đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế nạp axit uric vào cơ thể.

 

Nguồn tham khảo:

[1] Sarah F. Keller, MSD manual, Bệnh Gút, 2022

[2] Takahiko Nakagawa, Miguel A Lanaspa, Richard J Johnson, The effects of fruit consumption in patients with hyperuricaemia or gout, 2019

[3] FoodData Central, Egg, whole, cooked, hard-boiled, 2018

[4] Wu B, Roseland JM, Haytowitz DB, Pehrsson PR, Ershow AG. Availability and quality of published data on the purine content of foods, alcoholic beverages, and dietary supplements, 2019

[5] Teng GG, Pan A, Yuan JM, Koh WP. Food sources of protein and risk of incident gout in the Singapore Chinese Health Study, 2015

[6] C Kiyohara, S Kono, S Honjo, I Todoroki, Y Sakurai, M Nishiwaki, H Hamada, H Nishikawa, H Koga, S Ogawa, K Nakagawa, Inverse association between coffee drinking and serum uric acid concentrations in middle-aged Japanese males, 1999

[7] Chinese Community Health Resource Center, Purine Content of Foods, 2022

[8] Chinese Community Health Resource Center, Purine Content of Foods, 2022

[9] Yi Zhang, Yang Cui,Xuan-an Li, Liang-jun Li, Xi Xie, Yu-zhao Huang, Yu-hao Deng, Chao Zeng, and Guang-hua, Is tea consumption associated with the serum uric acid level, hyperuricemia or the risk of gout? A systematic review and meta-analysis, 2017

[10] Li R, Yu K, Li C. Dietary factors and risk of gout and hyperuricemia: A meta-analysis and systematic review, 2018

[11] Kaneko K, Aoyagi Y, Fukuuchi T, Inazawa K, Yamaoka N. Total purine and purine base content of common foodstuffs for facilitating nutritional therapy for gout and hyperuricemia. Biol Pharm Bull. 2014

[12] Edward Roddy, Epidemiology of Gout, 2015

[13] Hui Shi, Xiaoshan Liang, Liwen Huang, Zhigang Luo, Long Tan, Electrolytic drinking water improves the metabolism of uric acid in the SD rats with hyperuricemia, 2020

[14] Enomoto A, Endou H. Roles of organic anion transporters (OATs) and a urate transporter (URAT1) in the pathophysiology of human disease, 2005

[15] Leah Miller, MHC, Gout & Alcohol: Does Alcohol Use Affect Gout?, 2022

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ