Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng với bệnh nhân bướu cổ
- Bổ sung đủ i-ốt: Đảm bảo cung cấp đủ i-ốt trong chế độ ăn uống bằng cách bổ sung các nguồn thực phẩm giàu i-ốt như sò, hải sản và nghêu. Đặc biệt, việc sử dụng muối i-ốt trong các bữa ăn hàng ngày cũng rất quan trọng.
- Hạn chế món ăn làm giảm hấp thu i-ốt: Tránh tiêu thụ quá nhiều món ăn có thể làm giảm quá trình hấp thụ i-ốt trong cơ thể như rau họ cải,..
- Bảo đảm chế độ ăn uống hàng ngày đủ dưỡng chất: Đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày giàu vitamin, bổ sung năng lượng, đầy đủ protein và carbohydrate như rau xanh, trái cây, ngũ cốc và thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, đậu và các nguồn protein thực vật,..
Việc tuân thủ nguyên tắc ăn uống này có thể hỗ trợ quá trình điều trị và giúp cải thiện tình trạng bướu cổ.
Bị bệnh bướu cổ kiêng ăn gì?
Đậu nành
Đậu nành có chứa các hợp chất có tính kháng giáp, gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và quá trình sản sinh hormone. Trong một nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y học Quốc gia Mỹ [2], một phụ nữ 72 tuổi đã mắc chứng suy giáp nặng sau khi thường xuyên uống thức uống từ đậu nành trong vòng 6 tháng. Tình trạng chỉ được cải thiện sau khi ngừng uống đồ uống này. Vì vậy, người bệnh cần tránh sử dụng các loại đồ ăn/đồ uống có chứa đậu nành bao gồm: sữa đậu nành, xì dầu, đậu hũ, tương miso thậm chí là mayonnaise.
Đồ ăn nhanh
Các loại đồ ăn nhanh thường chứa nhiều chất béo, muối và đường,dẫn tới việc tăng cân và ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp. Người bị bệnh bướu cổ nên tránh tiêu thụ đồ ăn nhanh như xúc xích, gà rán, bánh ngọt,.. và tìm kiếm các thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng.