Cải bó xôi được mọi người biết đến với nhiều chất dinh dưỡng có lợi cũng như sự linh hoạt trong chế biến. Nó có thể xay sinh tố, làm salad, món rau xào thậm chí là trộn với các món nướng,... Tuy nhiên, cải bó xôi cũng có kỵ với một số thực phẩm khi nấu chung sẽ gây hại cho cơ thể. Vậy cải bó xôi kỵ với gì? Cùng AIA tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Cải bó xôi là gì?
Cải bó xôi còn có tên gọi khác là rau chân vịt hay rau bina. Nó có nguồn gốc từ các nước khu vực Tây Nam Á. Loại rau này có màu xanh đậm, các lá to có cuống nhỏ chụm lại với nhau, rau này có vị ngọt, thơm, mềm nên được ưa chuộng sử dụng trong nấu ăn và nhất là cho trẻ nhỏ.
Trong cải bó xôi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có ích cho cơ thể với 100 gam rau sống chứa: (1)
Calo: 23
Nước: 91%
Tinh bột: 3,6 gam
Chất đạm: 2,9 gam
Chất xơ: 2,2 gam
Đường: 0,4 gam
Chất béo: 0,4 gam
Ngoài ra trong rau bina còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, B, E, sắt, canxi, kali và magie.
Lợi ích của cải bó xôi
Cải bó xôi cực kỳ tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đã được khoa học chứng minh: cải thiện tình trạng mất cân bằng oxy hóa, sức khỏe của mắt, huyết áp, ngăn ngừa ung thư.
Cải thiện tình trạng mất cân bằng oxy hóa
Trong cải bó xôi có chứa chất chống oxy hóa giúp chống lại stress oxy hóa và giúp giảm các tác hại mà nó gây ra. Theo một nghiên cứu ở 8 người khỏe mạnh cho thấy cải bó xôi giúp ngăn ngừa tổn thương oxy hóa.
Cải thiện sức khỏe của mắt
Cải bó xôi là nguồn cung cấp giàu zeaxanthin và lutein giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại do ánh sáng mặt trời gây ra. Một số nghiên cứu đã chỉ ra zeaxanthin và lutein có tác dụng giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể gây mù lòa ở mắt. (2) (3)
Ngăn ngừa ung thư
Cải bó xôi còn chứa hai thành phần MGDG và SQDG giúp làm chậm sự phát triển cũng như làm giảm kích thước khối u ở cổ tử cung đã được nghiên cứu chứng minh.
Một số nghiên cứu ở người liên kết việc tiêu thụ cải bó xôi đã giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Ngoài ra, cải bó xôi chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa có tác dụng chống ung thư.