Bài viết

Khám phá sự kỳ diệu của cây Xạ Đen trong việc điều trị bệnh

04/11/2023 dot 4 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Xạ đen không còn là loại dược liệu xa lạ trong những bài thuốc cổ truyền. Đây là loại dược liệu chứa nhiều thành phần có ích ích cho sức khỏe. Vậy cụ thể cây xạ đen có tác dụng gì? Cách sử dụng cây xạ đen chuẩn, hiệu quả cao như thế nào? Hãy cùng AIA tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Giới thiệu về cây xạ đen

Trước khi giải đáp câu hỏi cây xạ đen có tác dụng gì, AIA sẽ chia sẻ chi tiết các thông tin về loài cây này để bạn đọc hiểu hơn:

Mô tả, đặc điểm

Đặc điểm cây xạ đen

Cây xạ đen là loài cây dây leo thân gỗ, còn được biết đến với những tên gọi khác như: dây gối, thanh giang đằng, bách giải hay quả nâu. Cây xạ đen thuộc họ dây gối (Celastraceae), có tên khoa học là Celastrus hindsii Benth. Loài cây này có những đặc điểm sinh thái như sau:

Thân xạ đen hình tròn, dài từ 3 - 10m, có màu xám nhạt và không lông khi còn non và chuyển sang màu nâu, cuối cùng là màu xanh, có nhiều lông khi lớn lên. Cây mọc dại sẽ bám vào các cây lớn để leo lên, nhưng với cây được trồng thì chúng sẽ mọc thành bụi, các cành sẽ bám vào nhau thanh búi để mọc lên.

Lá cây xạ đen có hình bầu dục, mọc từng là đơn và so le nhau, dài khoảng 7 - 12cm, rộng khoảng 3 - 5cm. Lá không có lông và cuống lá dài từ 5 - 7mm. Lá khi còn non có máu tím, có răng cưa và khi già chuyển sang màu xanh, không còn răng cưa nữa. Là càng non thì màu càng tím và khi mùa đông thì lá cũng tím hơn các mùa khác trong năm.

Hoa mọc thành chùm, thường mọc ra từ nách lá hoặc ở đầu cành. Hoa màu trắng, có 5 cánh, cuống hoa dài khoảng 2 - 4mm. Mùa ra hoa vào khoảng tháng 3 - 5 hàng năm.

Quả cây xạ đen có dạng hình chỉnh, chỉ dài khoảng 1cm. Quả có màu xanh và chuyển sang vàng khi chín. Hạt có màu đỏ hồng và được bọc trong áo hạt. Mùa kết quả thường vào tháng 8 - 12 hàng năm.

Phân bố

Khu vực phân bố chính của cây xạ đen

Cây xạ đen được trồng nhiều tại các quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar … Ta có thể bắt gặp cây xa đen ở các vùng có độ cao từ 1.000 - 1.500m so với mực nước biển.

Ở nước ta, cây xạ đen mọc hoang nhiều ở các tỉnh thành như Ninh Bình, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Hà Nội, Vườn Quốc gia Ba Vì, Vườn Quốc gia Cúc Phương …

Thành phần dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng có trong cây xạ đen:

  • Chứa các hợp chất Polyphenol như axit lithospermic, axit rosmarinic, axit lithospermic B, kaempferol 3-rutinoside, rutin.

  • Triterpene và Sesquiterpene: 1b, 2b, 6a, 15b-tetracetoxy-8b, 9a-dibenzoyloxy-b-dihydro agarofuran (celahin D), estar agarofuran sesquiterpene, axit glucosyringic, loranthol, emarginatine E, lupenone, friedelinol, celasdin-A, celasdin-C, celasdin-B, cytotoxic.maytenfolone-A …

  • Các hợp chất khác như: axit amin, tanin, flavonoid, quinone …

Công dụng chữa bệnh của xạ đen

Chống khối u

Công dụng chữa bệnh của xạ đen

Các hợp chất flavonoid, polyphenol, quinone có trong cây xạ đen có tác dụng chống hình thành khối u. Các chất này có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và hạn chế sự di căn của ung thư.

Chống oxy hóa

Cây xạ đen có chứa nhiều flavonoid và phenol, là những chất chống oxy hóa mạnh. Chúng có thể bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Các gốc tự do là những phân tử không ổn định, có thể gây hại cho các tế bào và mô của cơ thể. Các gốc tự do có thể gây ra nhiều bệnh lý như lão hóa, ung thư, tim mạch … Cây xạ đen có thể giúp cơ thể chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa các bệnh lý này.

Chống nhiễm khuẩn

Các hợp chất trong cây xạ đen như saponin triterpenoid có tác dụng chống nhiễm khuẩn hiệu quả. Lá xạ đen giã nát còn giúp cầm máu, tránh nhiễm trùng vết thương.

Giúp ngủ ngon

Xạ đen có tác dụng giúp ngủ ngon. Nó rất tốt với những người thường xuyên mất ngủ, suy nhược cơ thể, thiếu máu. Xạ đen còn có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm các chứng hoa mắt, chóng mặt.

Cách sử dụng cây xạ đen chuẩn, hiệu quả cao

Cách sử dụng cây xạ đen chuẩn, hiệu quả cao

Cách sử dụng xạ đen hiệu quả nhất là sắc nước uống. Tùy vào mục đích điều trị từng loại bệnh mà bạn sẽ kết hợp xạ đen với các loại dược liệu khác (theo chỉ định của bác sĩ) rồi đem sắc và duy trì uống thay nước lọc hàng ngày.

Ví dụ như: Để thông kinh, lợi tiểu, thanh nhiệt, bạn chuẩn bị 15g xạ đen, 12g kim ngân hoa, sau đó hãm uống trong ngày như nước chè.

Ngoài ra, để điều trị một số bệnh như mụn nhọt, ghẻ lở, cầm máu vết thương, … bạn có thể giã nát trực tiếp lá xạ đen tươi rồi đắp lên vùng da cần điều trị.

Để sử dụng xạ đen hiệu quả, cần lưu ý những điều sau:

  • Không sử dụng quá liều để tránh các tác dụng phụ như: chóng mặt, hoa mắt (do hạ huyết áp).

  • Không uống nước thuốc cây xạ đen đã để qua đêm vì có thể gây đau bụng, tiêu chảy.

  • Không nên sử dụng cho người bị suy giảm chức năng thận bởi sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 6 tuổi.

  • Không dùng chung với rau muống, đậu xanh, măng chua, đồ uống có cồn để không làm giảm tác dụng của dược liệu này.

  • Không nên dùng nước thuốc xạ đen ngay sau khi sử dụng các loại thuốc tây, tốt nhất nên dùng cách nhau tối thiểu 30 phút.

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc xạ đen nào.

 

Kết luận:

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã biết được cây xạ đen có tác dụng gì cũng như cách sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Điều quan trọng bạn cần lưu ý là luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng xạ đen để chữa bệnh. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

 

Nguồn tham khảo:

Dinh-Chuong Pham, Optimization of Ultrasound-Assisted Extraction of Flavonoids from Celastrus hindsii Leaves Using Response Surface Methodology and Evaluation of Their Antioxidant and Antitumor Activities, 2020

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ