Bài viết

Ăn chôm chôm có nóng không? Cách ăn chôm chôm không bị nóng, nổi mụn

05/11/2023 dot 3 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Chôm chôm là loại quả phổ biến ở Việt Nam được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, do thời điểm chín, tiêu thụ vào mùa hè nên nhiều người cho rằng ăn chôm chôm sẽ bị nóng. Vậy thực tế chôm chôm có nóng không? Làm sao để ăn chôm chôm không bị nóng, nổi mụn? Cùng AIA tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Giá trị dinh dưỡng của chôm chôm

Giá trị dinh dưỡng của chôm chôm

Ăn chôm chôm không chỉ giúp cơ thể có thêm năng lượng mà còn giúp bổ sung các nguyên tố quan trọng như canxi, sắt, kali và các vitamin như B2, B3 và C [1]. Cụ thể, thành phần dinh dưỡng trong chôm chôm bao gồm:

  • Calo.

  • Nước.

  • Chất đạm.

  • Chất béo.

  • Chất xơ.

  • Các vitamin như B2, B3 và C.

  • Canxi.

  • Kali.

  • Photpho.

  • Sắt.

  • Đồng.

Ăn chôm chôm chôm có nóng không?

Ăn chôm chôm với lượng vừa phải sẽ không gây nóng

Chôm chôm thường chín và được thu hoạch, tiêu thụ vào mùa hè - mùa có thời tiết nắng nóng và nhiều người muốn biết ăn chôm chôm có nóng không?

Trên thực tế, trái cây không chia theo tính nóng, tính mát mà chia theo hàm lượng đường có trong quả. Chôm chôm được xếp vào nhóm trái cây có nhiều đường. Chỉ khi ăn quá nhiều chôm chôm bạn mới thấy cảm giác nóng trong người do hàm lượng đường tăng cao. Không chỉ nóng trong mà bạn có thể bị nhiệt miệng, xuất hiện các nốt mụn và ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn ăn với mức vừa phải, chôm chôm hoàn toàn không gây nóng như mọi người thường nghĩ.

Lợi ích của chôm chôm

Không chỉ là một loại quả ngọt, ngon miệng được nhiều người yêu thích mà chôm chôm còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chi tiết như sau:

Giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa

Chôm chôm có chứa nhiều vitamin C, khoáng chất như đồng, sắt, … và chất xơ, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, vitamin C trong chôm chôm có tác dụng như chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, bảo vệ tế bào khỏi sự hư hại của các gốc tự do và tăng khả năng hấp thu sắt.

Thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh

Chất xơ trong chôm chôm có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hệ tiêu hóa. Chất xơ giúp tăng cường hoạt động của ruột, nâng cao khả năng hấp thu các dưỡng chất, kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột và ngăn ngừa táo bón.

Hỗ trợ giảm cân

Ăn chôm chôm hỗ trợ giảm cân

Chôm chôm chứa hàm lượng calo thấp, hàm lượng nước cao do đó nó rất thích hợp cho những người đang thực hiện giảm cân. Chất xơ trong chôm chôm có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó giảm khả năng ăn quá nhiều và thúc đẩy quá trình giảm cân theo thời gian.

Chống nhiễm trùng

Chôm chôm giàu vitamin C có thể kích thích sản xuất các tế bào cần thiết chống lại nhiễm trùng. Vitamin C cũng có thể giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại.

Giảm nguy cơ ung thư

Chôm chôm có hàm lượng chất oxy hóa cao, có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi sự hư hại của các gốc tự do và ngăn ngừa sự biến đổi gen (điều gây ra ung thư). Các chất trong chôm chôm có thể kích thích sản sinh tế bào mới và làm chậm quá trình lão hóa.

Chống lại bệnh tim mạch

Chôm chôm giúp chống lại các bệnh tim mạch do có chứa các khoáng chất có thể điều hòa huyết áp và giảm sự co thắt của các mạch máu. Chất xơ trong chôm chôm cũng giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa sự tích tụ của các mảng bám và hình thành các cục máu đông.

Ngoài ra, vitamin C và các chất chống oxy hóa trong chôm chôm cũng có tác dụng bảo vệ các tế bào tim khỏi sự hư hại.

Chống lại bệnh tiểu đường

Chôm chôm có thể giúp tăng độ nhạy insulin, giảm lượng đường trong máu và giảm sự kháng insulin. Do đó chôm chôm có thể chống lại bệnh tiểu đường.

Cách ăn chôm chôm không bị nóng, nổi mụn

Nên ăn chôm chôm cùng với các loại quả khác

Dưới đây cách để bạn ăn chôm chôm không bị nóng, nổi mụn:

  • Bạn không nên ăn quá nhiều chôm chôm. Mỗi lần bạn chỉ nên ăn 3 - 5 quả chôm chôm và nên kết hợp ăn đa dạng các loại trái cây khác nhau, tránh việc chỉ ăn chôm chôm trong một thời gian dài.

  • Không nên ăn vào thời gian buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu và gây ra tình trạng nóng trong, nổi mụn. Bạn nên ăn chôm chôm trước các bữa ăn khoảng 30 phút. Điều này sẽ hỗ trợ bạn trong việc giữ dáng, giảm cân hiệu quả và đảm bảo sức khỏe.

  • Nếu bạn dễ bị nổi mụn, bị rôm sảy hay cơ địa về da kém thì nên hạn chế ăn chôm chôm.

  • Bạn nên uống nhiều nước sau khi ăn chôm chôm để bù đắp lượng nước mất đi do quá trình tiêu hóa đường và điều hòa điện giải trong cơ thể.

Kết luận:

Qua bài viết, bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “chôm chôm có nóng không”. Chôm chôm là một loại trái cây ngon và bổ dưỡng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để ăn chôm chôm mà không bị nóng, nổi mụn hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe khác, bạn nên ăn vừa phải, tránh việc ăn quá nhiều. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

 

Nguồn tham khảo:

[1] Alina Petre, Rambutan: A Tasty Fruit With Health Benefits, healthline, 2018

[2] Ăn chôm chôm có nóng không? Lợi ích của chôm chôm đối với sức khỏe, nhathuoclongchau, 2023

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ