Đặc điểm của cây hẹ
Cây hẹ là một loại thực vật thân thảo, có tên khoa học là Allium schoenoprasum, thuộc họ thực vật allium. Nó có họ hàng gần với hành lá, tỏi tây, tỏi và hành tây. Thân cây hẹ dài (có thể từ 20 - 40cm), mềm và có màu xanh tươi. Hoa hẹ có màu trắng.
Cây hẹ là thực vật sinh sản vô tính bằng cách tách chồi. Do đó nó thường mọc thành bụi và rất dễ sống.
Phân bố
Cây hẹ rất dễ sinh trưởng, phát triển đặc biệt là ở những môi trường có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Hẹ được trồng phổ biến ở hầu hết các quốc gia ngay kể cả những quốc gia có khí hậu lạnh và khô. Cây hẹ có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa xuân hoặc thu.
Thành phần dinh dưỡng
Theo USDA - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ[1], 1 muỗng canh hẹ cắt nhỏ cung cấp các chất dinh dưỡng sau:
Năng lượng: 0,9 calo.
Lượng lớn chất xơ.
Vitamin K: 6,38 microgam (mcg) tương đương 5% Giá trị hàng ngày (DV).
Vitamin C: 1,74 miligam (mg) tương đương 2% DV.
Folate: 3,15 mcg tương đương 1% DV.
Vitamin A: 6,43 mcg tương đương 1% DV.
Canxi: 2,76 mg tương đương 1% DV.
Kali: 8,88 mg tương đương 1% DV.
Một số khoáng chất khác.
Có thể thấy, thành phần dinh dưỡng của hẹ rất giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất rất có ích cho sức khỏe.
Lá hẹ có tác dụng gì?
Lá hẹ thường được sử dụng để ăn sống cùng với một số món ăn để tăng thêm sự ngon miệng. Nhưng không chỉ vậy, lá hẹ còn có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe. Chi tiết như sau:
Tốt cho xương khớp
Hẹ chứa nhiều Vitamin K - một loại vitamin rất quan trọng cho sức khỏe của xương, có thể giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương ở trẻ em và thoái hóa xương ở người già.