Bài viết

5 tác dụng “trời cho” của lá ngải cứu

17/04/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Ngải cứu là một loại cây mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Trong ngải cứu chứa nhiều thành phần tốt, có tác dụng cầm máu, sát trùng, điều hòa kinh nguyệt, lợi tiểu và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, nước ngải cứu tươi còn giúp đẹp da, giảm mỡ hiệu quả bằng cách uống nước ngải cứu tươi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng loại cây này. Dưới đây là những đối tượng nên và không nên sử dụng nước ngải cứu tươi. Cùng với đó là thông tin về những tác dụng của cây ngải cứu tươi đem lại và cách làm nước ngải cứu tươi đơn giản tại nhà để bạn tham khảo. 

1.Ngải cứu là gì? Thành phần của ngải cứu

Ngải cứu là một loại cây thân thuộc với người Việt. Đây là một loại cây thân thảo ưa ẩm, dễ trồng và sống lâu năm. Lá ngải cứu mọc so le, chẻ lông chim có màu lục sẫm. Khi vò nát có mùi hắc nhưng dễ ngửi.

Lá ngải cứu có các chất như flavonoid, các amino acid. Các loại chất này giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau trong y học. Ngoài ra, lá ngải cứu còn chứa lượng lớn tinh dầu có công dụng tuyệt vời trong việc phòng chống côn trùng.

 

2. Tác dụng của ngải cứu

2.1 Cầm máu

Ngải cứu có công dụng rất tốt trong việc cầm máu. Trong loại cây này chứa nhiều dược chất tốt như flavonoid, đây là loại polyphenol dùng để kháng viêm trong y học. Ngải cứu có thể dùng để cầm máu các vết thương ngoài da, nôn ra máu hay thai ra máu cũng dùng loại cây này để chữa trị.

Bạn sử dụng lá ngải cứu giã nát và đắp lên vết thương. Sau đó đợi một lúc là vết thương sẽ được cầm máu. Lưu ý là bạn phải rửa sạch vết thương trước khi đắp lá ngải lên nhé!

2.2 Giảm đau hiệu quả

Ngải cứu là một loại thảo dược trị đau nhức khá hiệu quả. Theo dân gian, sao nóng và vò nát lá ngải cứu để chườm trực tiếp vào chỗ đau sẽ làm giảm đau nhức hiệu quả. Có thể kết hợp cùng xoa bóp hoặc châm cứu để phát huy hết công dụng của loại cây này. 

Một lưu ý khi sử dụng phương pháp này, không nên để lá ngải quá nóng trực tiếp chườm trên da. Bạn nên sao đến khi vừa ấm, bọc lá ngải vào khăn rồi sử dụng để tránh bị bỏng.

2.3 Sát trùng, kháng khuẩn

Ngải cứu chứa nhiều tinh dầu giúp giảm sự phát triển của các loại vi khuẩn và ký sinh trùng. 

Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn, côn trùng và ký sinh trùng khác nhau. Các chất trong tinh dầu giúp sát khuẩn cao, phòng tránh viêm sưng về sau. 

2.4 Điều hòa khí huyết, kinh nguyệt

Ngải cứu có tác điều hòa và ổn định khí huyết. Đây là một vị thuốc quý cho phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, lá ngải cứu còn chữa kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều giúp ổn định kinh nguyệt rất tốt cho phụ nữ.

Tìm hiểu thêm: Ăn gì để bổ máu?

Đối với những người hay bị đau bụng kinh hay kinh nguyệt không đều thì việc sử dụng ngải cứu còn giúp hỗ trợ giảm đau và điều hòa kinh nguyệt. Phụ nữ dùng ngải cứu cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong những ngày “đèn đỏ”.

2.5 Lợi tiểu

Ngải cứu rất tốt cho hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và giúp lợi tiểu. Khi sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ giúp bạn đi tiểu nhiều hơn, tránh các bệnh như sỏi thận, sỏi bàng quang,... và giải phóng những độc tố ra khỏi cơ thể.

Xem ngay: Cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ

3. Ép nước ngải cứu tươi thế nào cho đúng?

Ngải cứu có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Có nhiều cách để sử dụng ngải cứu như nấu canh, rán trứng, hoặc cũng có thể làm nước ngải cứu tươi rất dễ dàng. Để làm nước ngải cứu, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Xay 50 gram lá ngải cứu tươi với 300ml nước lọc 

Bước 2: Lọc bã và lấy nước của hỗn hợp vừa xay

Bước 3: Pha thêm 2 muỗng mật ong nguyên chất vào nước ép trên và thưởng thức

Xem ngay: Cách pha mật ong uống trước khi đi ngủ

Nước ngải cứu có mùi ngái nhẹ, hơi khó uống lúc đầu. Tuy nhiên, loại nước này dùng quen rồi sẽ thấy rất dễ uống. Để bảo quản, bạn bọc kín hoặc để trong chai, bỏ trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu đã ép xong thì nên sử dụng trong ngày để chất lượng nước ngải cứu được tốt nhất bạn nhé!

4. Uống nước giải cứu tươi có giúp đẹp da, giảm mỡ?

Ngải cứu chứa các dưỡng chất giúp đào thải các độc tố, thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Do đó, thức ăn được tiêu hóa và phân giải nhanh chóng. Thêm vào đó, các chất béo xấu cũng được đào thải ra bên ngoài, ngăn ngừa tích tụ mỡ cơ thể, đặc biệt là mỡ ở vùng bụng.

Ngoài ra, uống nước ngải cứu tươi còn giúp điều hòa lượng đường trong máu, từ đó cũng giúp đẩy lùi các loại mỡ nội tạng. Đó cũng là một cơ thế khiến các chị em giảm số cân nặng hiệu quả.

Không chỉ giúp chị em giữ dáng, ngải cứu còn giúp đẹp da nhờ các vitamin và chất xơ. Nếu duy trì sử dụng ngải cứu đúng cách, chị em sẽ sở hữu một làn da trắng sáng, láng mịn. 

 

5. Những ai nên và không nên sử dụng nước ngải cứu tươi

Nước ngải cứu có nhiều ích lợi không chỉ với sức khỏe mà còn giúp đẹp da, đẹp dáng, giúp bạn tự tin hơn. Mặc dù vậy nhưng cũng có những đối tượng không nên sử dụng loại đồ uống này, đó là:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Nước ngải cứu tươi có thể khiến phụ nữ bị co bóp tử cung đột ngột, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai hoặc giảm sữa khi em bé đang trong thời kỳ bú sữa mẹ.

  • Người đang bị hoặc có tiền sử bị động kinh: Nước ngải cứu tươi chất Thujone. Đây là loại chất kích thích não bộ khiến người động kinh bị co giật. Thêm nữa là nước ngải cứu còn phản ứng với một số thành phần của thuốc động kinh như primidone, gabapentin,... dẫn đến làm giảm tác dụng của thuốc.

  • Người mắc các bệnh về tim mạch: Nước ngải cứu có tương tác với thuốc Warfarin mà người bị bệnh lý về tim hay sử dụng. Khi đó, bạn có thể bị xuất huyết tiêu hóa, rất nguy hại.

  • Người mắc các bệnh về thận: Cũng như vậy, người mắc các bệnh về thận không nên sử dụng nước ngải cứu tươi vì có thể khiến bệnh càng trầm trọng và khó kiểm soát hơn.

  • Người mắc bệnh rối loạn đường ruột: Như đã nói ở trên, ngải cứu có công dụng lợi tiểu. Vì thế, khi sử dụng ngải cứu trong khi bị tổn thương đường ruột sẽ khiến bệnh trở nặng hơn hoặc giảm hiệu quả chữa bệnh.

Những người nên uống nước ngải cứu tươi, đó là:

  • Người muốn giảm cân, giữ dáng, đặc biệt là muốn giảm mỡ bụng hay mỡ nội tạng

  • Người bị nóng trong, mụn nhọt

  • Phụ nữ có kinh nguyệt không đều, hay bị đau bụng khi đến ngày “đèn đỏ”

  • Người bị khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, táo bón thường xuyên

  • Người hay bị nhức mỏi xương khớp

  • Người bị viêm amidan có thể dùng để hỗ trợ điều trị

Ngải cứu rất tốt, giúp cải thiện sức khỏe, đẹp da giảm mỡ. Vì thế hãy uống nước ngải cứu tươi đúng cách để thấy được hiệu quả của loại nước uống này. Ngoài ra, hãy nên chú ý những đối tượng không nên sử dụng như bài viết đã đề cập để tránh những tác hại xảy ra. Hy vọng những thông tin về ngải cứu và nước ngải cứu tươi sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để cải thiện sức khỏe, làn da và vóc dáng.

Nguồn tham khảo:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BA%A3i_c%E1%BB%A9u

https://www.youtube.com/watch?v=VMU629y-sTY

https://nhatnamyvien.com/uong-nuoc-ngai-cuu-tuoi-co-tac-dung-gi-19845.html

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ