Bài viết

Thực dưỡng là gì? Chế độ ăn thực dưỡng phù hợp với ai?

03/03/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Chế độ ăn thực dưỡng không còn quá xa lạ hiện nay, nhiều người đã và đang ăn theo chế độ này để hỗ trợ sức khỏe hay giảm cân. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì chế độ ăn thực dưỡng cũng đem lại nhiều hạn chế. Cùng tìm hiểu chế độ ăn thực dưỡng qua bài viết dưới đây nhé!

1. Chế độ ăn thực dưỡng là gì?

Vào năm 1920, nhà triết học Nhật Bản George Ohsawa đã phát triển chế độ ăn uống thực dưỡng. Đó là kế hoạch ăn uống nhiều chất xơ, carbohydrate phức hợp cao, ít chất béo, chủ yếu tập trung vào ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh.

Chế độ ăn thực dưỡng khuyến khích ăn những thực phẩm chưa qua chế biến, được trồng hữu cơ. Nó không khuyến khích ăn thực phẩm nhiều chất béo, chế biến sẵn, chứa nhiều gia vị, đặc biệt là muối và đường. 

Một phần của triết lý thực dưỡng của Ohsawa đó là:

  • Tránh tiêu thụ phụ gia thực phẩm

  • Tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu và bức xạ điện từ

  • Tập thể dục thường xuyên

  • Tránh sử dụng các chất bổ sung dinh dưỡng

  • Chuẩn bị thức ăn bằng các dụng cụ nấu ăn bằng thủy tinh, gỗ, tráng men hoặc thép.

Chế độ ăn thực dưỡng khuyến khích ăn những thực phẩm chưa qua chế biến, được trồng hữu cơ

2. Lợi ích của chế độ ăn thực dưỡng

Chế độ ăn thực dưỡng rất giàu thực phẩm dinh dưỡng, chằng hạn như các loại rau và ngũ cốc nguyên hạt, rất quan trọng đối với sức khỏe.

Các thực phẩm này mang lại nhiều lợi ích như giảm viêm, cải thiện chức năng miễn dịch.

Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh (CRUK) chỉ ra rằng, các loại thực phẩm có trong chế độ thực dưỡng có lượng calo tương đối thấp. Vì vậy, chế độ ăn này có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Thêm vào đó, chế độ ăn thực dưỡng còn đem lại những lợi ích sau:

  • Giảm huyết áp

  • Tăng độ nhạy insulin, giúp các thể bào hấp thụ lượng đường trong máu

  • Giảm Cholesterol

  • Ngăn ngừa ung thư

3. Chế độ ăn thực dưỡng phù hợp với ai?

Với nhiều lợi ích đem lại, chế độ ăn thực dưỡng phù hợp với những bệnh nhân bị tiểu đường, những người mắc bệnh liên quan đến tim mạch, hay những người muốn giảm cân.

Những người theo chế độ ăn ít chất béo , ít sản phẩm từ động vật có thể có mức cholesterol thấp hơn. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch…

Ngoài ra, chế độ ăn thực dưỡng cũng hạn chế mắc một số bệnh ung thư. Theo nghiên cứu năm 2015, nhiều yếu tố của chế độ ăn uống thực dưỡng có liên quan đến việc giảm viêm. Điều này có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, chế độ ăn này không thay thế cho các loại thuốc điều trị ung thư. 

Chế độ ăn thực dưỡng cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng, chế độ ăn chay, ăn ít calo và ăn thực dưỡng có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Các thử nghiệm lâm sàng ngắn hạn và trung hạn cho thấy, chế độ ăn thực dưỡng giúp điều hòa lượng đường trong máu tốt hơn.

Chế độ ăn thực dưỡng phù hợp với nhiều người

4. Những thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong chế độ ăn thực dưỡng

Chế độ ăn thực dưỡng có thể ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Bên cạnh đó, nó cũng hạn chế một số thực phẩm nạp vào cơ thể. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn khi sử dụng chế độ ăn thực dưỡng.

4.1 Thực phẩm nên ăn trong chế độ ăn thực dưỡng

Các thực phẩm nên sử dụng trong chế độ ăn thực dưỡng đó là:

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch, lúa mạch, lúa mì

  • Rau củ: Bông cải xanh, cà rốt, súp lơ, cải xoăn, của cải

  • Rong biển

  • Các loại đậu: Đậu lăng, đậu xanh, đậu nành

  • Các loại hoa quả tươi

  • Các loại cá có thịt trắng

Các loại rau củ là thực phẩm nên ăn trong chế độ ăn thực dưỡng

4.2 Thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn thực dưỡng

Chế độ ăn thực dưỡng không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn và các sản phẩm từ động vật. Các thực phẩm cần tránh bao gồm:

  • Thịt

  • Các sản phẩm từ sữa

  • Trứng

  • Đường tinh luyện

  • Chất béo động vật

  • Chất làm ngọt nhân tạo hoặc phụ gia hóa học

  • Thực phẩm chế biến đổi gen

5. Rủi ro của chế độ ăn thực dưỡng

Một số người tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn thực dưỡng, không ăn các sản sản phẩm từ động vật có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ cảnh báo rằng, kế hoạch ăn uống thực dưỡng có thể dẫn đến việc hấp thụ ít:

  • Chất đạm

  • Canxi

  • Sắt

  • Vitamin D

  • Vitamin B12

Lời kết:

Chế độ ăn thực dưỡng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những rủi ro của chế độ ăn này và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi theo chế độ ăn thực dưỡng hoàn toàn để đảm bảo sức khỏe bạn nhé!

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ