Bia chứa thành phần gì? Uống bia có béo không?
Thành phần dinh dưỡng có trong bia còn tùy thuộc vào cách chế biến và loại bia. Tuy vậy, với dung tích 355ml bia ( tương đương 1 cốc ) [1] thường sẽ chứa những thành phần chính bao gồm:
Nói đến bia người ta thường nghĩ ngay đến những cuộc gặp mặt, những bữa nhậu … và cả những chiếc “bụng bia”. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi “uống bia có béo không?”, kèm với đó là những lời khuyên giúp bạn tận hưởng bia mà không phải lo lắng.
Thành phần dinh dưỡng có trong bia còn tùy thuộc vào cách chế biến và loại bia. Tuy vậy, với dung tích 355ml bia ( tương đương 1 cốc ) [1] thường sẽ chứa những thành phần chính bao gồm:
- Năng lượng: 153 calories
- Nồng độ cồn: ~4-6%
- Tinh bột: 13 grams
- Đạm: 2 grams
- Chất béo: 0
Ngoài ra trong bia còn chứa các thành phần vi lượng như: Natri, Kali, Canxi, Kẽm, Vitamin nhóm B. Đây đều là các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Dù vậy trong bia chỉ chứa một lượng cực kỳ nhỏ các chất trên.
Như vậy ta có thể kết luận thành phần chính của bia bao gồm: Tinh bột và cồn.
Cồn là chất kích thích phổ biến, giúp cho tâm trạng của con người tốt hơn; kéo theo đó là việc chúng ta có xu hướng sử dụng cồn nhiều hơn trong các lần tiếp theo. Mặt khác, phần lớn calories trong bia đến từ tinh bột. Vì thế, nếu không kiểm soát lượng tiêu thụ bia thì sẽ khiến con người rất dễ lâm vào tình trạng tăng cân mất kiểm soát.
Để dễ hình dung, tiêu hao hết năng lượng trong 1 cốc bia đó thì bạn cần:
Nguyên nhân đầu tiên và cũng là rõ ràng nhất: Bia chứa rất nhiều năng lượng. Điều này dẫn đến thặng dư năng lượng ( Calories Surplus ). Cơ thể sau đó sẽ mang phần năng lượng này đi tích trữ dưới dạng mỡ. Ở nam giới, mỡ thừa sẽ có xu hướng tập trung ở vùng bụng. Đây là lý do chúng ta có hiện tượng “bụng bia”.
Không những thế, uống bia cũng khiến chúng ta có cảm giác thèm ăn hơn trong khoảng thời gian ngắn [2]. Trên thực tế, không ai đi uống bia mà không gọi thêm các món ăn kèm ( hay còn gọi là “đồ nhắm” ). Điều này dĩ nhiên khiến chúng ta nạp năng lượng vào nhiều hơn so với mức cơ thể cần.
Không chỉ bia, bất kỳ đồ uống có cồn nào cũng gây cản trở quá trình đốt mỡ. Hệ miễn dịch xem cồn như một dạng độc tố và sẽ tạm ngưng các hoạt động trao đổi chất khác ( trong đó có đốt mỡ ) để xử lý cồn trước [3].
Quá trình đốt mỡ sẽ bị gián đoạn khoảng từ 12 - 36 tiếng tùy theo thể trạng và lượng cồn được nạp vào cơ thể.
Trong thành phần của bia có chứa lượng phytoestrogens đến từ hoa bia ( hop plant ) [4]. Phytoestrogens là các hợp chất tự nhiên có tính Estrogen tương đối, có trong nhiều loại thực phẩm từ thực vật, đặc biệt là đậu và các sản phẩm từ đậu như đậu nành, đậu phụ, đậu xanh và các loại hạt khác.
Đây là hợp chất giúp ổn định nội tiết tố cần thiết ở nữ giới. Tuy vậy, với nam giới thì hợp chất này sẽ gây mất cân bằng hormone. Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ đồ uống có cồn gây ảnh hưởng đến mức sản sinh hormone nam Testosterone [5]; khiến cho nam giới đối mặt với nguy cơ tăng cân mất kiểm soát, nhất là ở vùng bụng.
Bia thực tế chỉ có hại khi người ta lạm dụng nó. Trên thực tế, sử dụng bia ở một mức vừa phải mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như: giảm nguy cơ đột quỵ, ngăn ngừa sơ vữa động mạch, làm da mềm mại, … Vậy uống bao nhiêu là đủ?
Trong một nghiên cứu trên 58 người trưởng thành ở Tây Ban Nha cho thấy: lượng tiêu thụ bia dưới 500ml mỗi ngày không gây ảnh hưởng lên cân nặng [6]. Tất nhiên, thể trạng của người Châu Á sẽ khác đôi chút so với người Châu Âu. Vì vậy, lượng tiêu thụ khoảng 355 ml ( tương đương 1 lon bia ) sẽ là phù hợp hơn cả.
Như đã đề cập ở trên, trong bia vốn đã chứa một lượng tinh bột tương đối lớn. Các thực phẩm như bánh mì, khoai chiên, nước ngọt, … khi sử dụng cùng bia sẽ gây ra mức dư thừa năng lượng cực kỳ lớn.
Lựa chọn phù hợp nhất khi uống bia đó là các thực phẩm giàu chất đạm. Thịt nướng, các loại hạt, hải sản, … giúp hấp thụ cồn trong cơ thể và tạo cảm giác no.
Không quan trọng bạn ăn gì, uống gì; chỉ cần lượng năng lượng nạp vào không chênh lệch quá lớn với năng lượng bạn tiêu thụ, thì cân nặng của bạn vẫn sẽ được duy trì ở mức cân bằng.
Việc lười vận động khiến cho tốc độ trao đổi chất bị chậm lại, dẫn đến bạn tiêu thụ năng lượng ít hơn. Kèm với việc sử dụng bia và ăn uống thiếu điều độ; dẫn đến năng lượng nạp vào lớn hơn đáng kể năng lượng đốt đi và dẫn đến tăng cân mất kiểm soát.
Với những người có thói quen vận động đều đặn, một bữa nhậu sẽ không phải vấn đề quá lớn với họ. Tốc độ trao đổi chất cao giúp cho cơ thể xử lý cồn một cách nhanh chóng và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động đốt mỡ thừa của cơ thể.
Trên đây là giải đáp của AIA cho câu hỏi: “uống bia có béo không”, cùng với đó là những gợi ý giúp bạn duy trì vóc dáng và sức khỏe trong và sau những bữa nhậu. Hy vọng những chia sẻ trên hữu ích với bạn.
Tham khảo:
James Roland, “Can Beer Give You a Big Belly?”, Healthline, 2023
Martin R Yeomans, “Alcohol and food intake”, Pubmed, 2003
Arthur I Cederbaum, “ALCOHOL METABOLISM”, Pubmed, 2012
Nathalie T Bendsen, “Is beer consumption related to measures of abdominal and general obesity? A systematic review and meta-analysis”, Pubmed, 2012
M A Emanuele, “Alcohol's effects on male reproduction”, Pubmed, 1998
J Romeo, “[Does beer have an impact on weight gain? Effects of moderate beer consumption on body composition]”, Pubmed, 2007