Biết được việc uống lá tía tô hằng ngày có tốt không sẽ giúp bạn tận dụng tối đa những lợi ích của loại thức uống này, đồng thời tránh được những tác dụng không đáng có trong quá trình sử dụng.
Trong bài viết này, AIA sẽ chia sẻ tới bạn:
Giải đáp uống nước tía tô hằng ngày có tốt không?
Lưu ý khi uống lá tía tô
Những lợi ích ít ai biết của loại thức uống này.
Cùng bắt đầu thôi!
Tía tô là một loại thực phẩm cũng như là dược liệu quen thuộc ở các nước Đông Á và Đông Nam Á với khả năng trị cảm và trị bệnh đường tiêu hóa rất tốt theo Y học Cổ truyền.
Do đó, các nhà khoa học đã phân giải các chất có trong tía tô để khám phá lợi ích thực sự của loại lá này. Những thành phần chính trong lá tía tô bao gồm (thông tin được trích từ nghiên cứu của Akriti Dhyani và cộng sự):
Hợp chất phenolic (bao gồm axit Rosmarinic, axit caffeic, axit ferulic)
Flavonoid (luteolin, apigenin)
Phytosterol
Tocopherol
Policosanol
Và các axit béo (như axit α-linolenic, axit linoleic).
Đây là những hợp chất có dược tính, có tác dụng hỗ trợ con người trong cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa & chống chọi nhiều loại bệnh tật. Cụ thể sẽ được AIA đề cập ở ngay sau đây:
Uống lá tía tô có tác dụng gì?
Với những thành phần có dược tính, đặc biệt là sự xuất hiện các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, việc uống nước lá tía tô sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích tới sức khỏe. Cụ thể như:
Ức chế virus gây ra COVID-19
Theo nghiên cứu của Wen-Fang Tang và các cộng sự vào năm 2021: Chiết xuất lá tía tô có thể ức chế sự sao chép - nhân lên của SARS-CoV-2 (virus gây ra đại dịch COVID-19).
Các nhà khoa học kỳ vọng rằng, kết quả này hứa hẹn sẽ thúc đẩy những chương trình nghiên cứu tiếp theo về tác dụng chiết xuất của lá tía tô trong việc phòng tránh & điều trị COVID-19.
Làm đẹp da & khắc phục các vấn đề về da
Lá tía tô còn có thể giúp da bạn trở nên đẹp hơn do thành phần có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn các gốc tự do (là tác nhân gây lão hóa) hiệu quả. Từ đó, chúng giúp làn da trở nên đẹp và tươi trẻ. Cụ thể:
Theo nghiên cứu của Xiaolan Fan và các cộng sự đã chỉ ra rằng: Flavonoid (có trong lá tía tô) có thể trì hoãn quá trình lão hóa và giúp con người kéo dài tuổi thọ bằng cách loại bỏ các tế bào lão hóa, ức chế sự lão hóa và duy trì cân bằng nội tiết trong cơ thể.(theo nghiên cứu…)
Axit ferulic trong lá tía tô cũng là một hợp chất phenolic cũng có tính chống oxy hóa hiệu quả. Theo WebMD, hợp chất này sẽ giúp
Axit ferulic trong lá tía tô cũng là một hợp chất phenolic cũng có tính chống oxy hóa hiệu quả. Theo WebMD, hợp chất này sẽ giúp:
Làm chậm hình thành các nếp nhăn, giúp bạn trẻ lâu hơn.
Giúp da căng bóng, đàn hồi hơn. Tránh tình trạng nhão, chảy xệ.
Giảm viêm nhiễm: Giúp ngăn ngừa nổi mụn và giảm thâm do vết mụn trứng cá.
Giảm tình trạng mẩn đỏ. Axit ferulic giúp ngăn chặn tình trạng nổi mạch máu dưới da. Điều này giúp da bạn trắng sáng, tránh bị mẩn đỏ hơn
Làm mờ dần và ngăn ngừa các vết thâm nám. Axit Ferulic bảo vệ da khỏi các vết sạm da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc do di truyền.
Kháng viêm, ngăn ngừa ung thư
Theo nghiên cứu của Norihiro Banno và các cộng sự, sau khi phân lập 9 loại axit triterpene từ lá tía tô đỏ, bao gồm:
(1) Axit Ursolic
(2) Axit Corosolic
(3) Axit 3-epicorosolic
(4) Axit Pomolic
(5) Axit Tormentic
(6) Axit Hyptadienic
(7) Axit Oleanolic
(8) Axit Augustic
(9) Axit 3-epimaslinic
Kết quả cho thấy, tất cả các chất trên đều có hoạt tính chống viêm rõ rệt. Hơn nữa, hợp chất số (5) còn thể hiện hoạt tính kháng khối u mạnh trong thử nghiệm với ung thư ở chuột.
Một nghiên cứu khác về tính kháng viêm của chiết xuất Tía tô với bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa của Hirohisa Takano cùng các nhà khoa học khác đã đưa ra kết luận: Chiết xuất Tía tô giàu Axit rosmarinic có thể là phương pháp can thiệp hiệu quả đối với bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng theo mùa (SAR).
Tốt cho hệ tiêu hóa
Một nghiên cứu lâm sàng với 50 người có hiện tượng khó chịu ở đường tiêu hóa ở độ tuổi 30-70 cho thấy: Khi sử dụng chiết xuất lá tía tô, tất cả các triệu chứng về tiêu hóa như Đầy hơi, sôi ruột, khó chịu ở bụng,... của các tình nguyện viên được cải thiện đáng kể.
Kết quả còn thể hiện rõ rệt ở nữ, tình trạng đầy hơi và khó chịu ở bụng được giảm đáng kể so với nhóm sử dụng giả dược.
Uống lá tía tô hàng ngày có tốt không?
Hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào cho biết được lượng tiêu thụ nước lá tía tô an toàn mỗi ngày.
Do đó, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng sử dụng hằng ngày, đặc biệt là khi đang điều trị bằng thuốc Tây để tránh tình trạng tương tác thuốc.
Lưu ý khi uống lá tía tô
Dưới đây là một số lưu ý khi uống lá tía tô mà bạn cần biết:
Nên sử dụng nước lá tía tô ngay sau khi đun xong để hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng có trong loại thức uống này. Tránh để lâu bởi tinh dầu tía tô dễ bay hơi, làm giảm hiệu quả sử dụng.
Không nên sử dụng nước lá tía tô liên tục, ngày này qua ngày khác: Do tính an toàn của nước lá tía tô khi sử dụng liên tục lâu dài chưa được kiểm chứng, bạn không nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có ý định sử dụng thường xuyên
.Không khuyến khích sử dụng khi đang mang thai và cho con bú bởi chưa có nghiên cứu kiểm định mức độ an toàn của nước lá tía tô cho nhóm người này.
Tránh sử dụng nếu cơ địa bị dị ứng với Tía tô: Điều này có gây ra những phản ứng không mong muốn, gây khó chịu trong cơ thể.
Lời kết
Trên đây là giải đáp của AIA cho câu hỏi: “Uống lá tía tô hàng ngày có tốt không?” và những thông tin liên quan đến các công dụng, thành phần dinh dưỡng tuyệt vời của loại thảo dược này.
Hy vọng với bài viết trên, các bạn sẽ biết cách sử dụng nước tía tô một cách hợp lý để nhận được nhiều lợi ích nhất từ loại thức uống bổ dưỡng này nhé! Chúc bạn luôn khỏe.