Bài viết

Xông tỏi có tác dụng gì? 3 Cách chữa viêm xoang bằng tỏi tại nhà

17/8/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Tỏi là một loại gia vị phổ biến được dùng trong nhiều món ăn hằng ngày. Ngoài tăng thêm hương vị món ăn, thì tỏi còn được được sử dụng trong chữa viêm xoang. Vậy xông tỏi có tác dụng gì đối với sức khỏe? Đâu là cách chữa viêm xoang bằng tỏi tại nhà hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 3 cách chữa viêm xoang tại nhà đơn giản.

Xông tỏi có tác dụng gì?

Một nghiên cứu khoa học [1] cho thấy rằng: “Trong tỏi có chứa chất allicin có đặc tính kháng khuẩn, kháng vi rút, kháng nấm và khả năng khử trùng”. Nhưng, allicin trong tỏi chỉ hoạt động kháng viêm hiệu quả nhất khi ăn sống hoặc nghiền nát/băm nhỏ để sử dụng.

Tỏi là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất [2] như: vitamin C, B6, A, E, magie, canxi và sắt. Nhờ vậy mà có thể tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Ngoài ra, trong tỏi không có cholesterol nên không khiến cơ thể bị tăng cân hay tích mỡ.

Với những thành phần dinh dưỡng được kể ở trên, xông tỏi có tác dụng gì?

  • Trị cảm lạnh, cảm cúm: Theo Đông Y [3], tỏi là thực phẩm có tính ấm nóng, và tính kháng khuẩn nhờ hoạt chất allicin. Chính vì vậy, tỏi có khả năng trị cảm lạnh, cảm cúm.

  • Hỗ trợ thanh lọc máu: Allicin trong tỏi có tác dụng thanh lọc, khả năng khử trùng giúp tăng bạch cầu, đào thải độc tố.

  • Cải thiện tim mạch: Đối với những người có lượng cholesterol cao, tỏi làm giảm cholesterol toàn phần và LDL khoảng 10–15%. [4]

  • Giảm huyết áp: Trong một nghiên cứu, 600–1.500 mg tỏi có hiệu quả tương đương với thuốc Atenolol trong việc giảm huyết áp trong khoảng thời gian 24 tuần. [5]

  • Cải thiện trí nhớ: Các tác động kết hợp trong việc giảm cholesterol và huyết áp, cũng như các đặc tính chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh não thông thường như bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ. [6]

  • Làm đẹp da: Tỏi chứa các vitamin nhóm B có tác dụng tăng độ đàn hồi, ngăn ngừa lão hóa, làm trắng da, chống rụng tóc.

Ngoài ra, tỏi còn được sử dụng như một liệu pháp dân gian trong việc chữa viêm xoang đơn giản tại nhà. Vì trong tỏi chứa các thành phần dưỡng chất có khả năng chống viêm, nâng cao sức khỏe, chống viêm như allicin.

Cách chữa viêm xoang bằng tỏi

Xông mũi bằng tỏi

Cho vài nhánh tỏi sống đã bóc vỏ và đã được giã nát vào cốc nước sôi, rồi trùm khăn kín đầu hoặc tự làm phễu bằng nhựa dẻo, hướng đầu nhỏ của phễu về mặt để dẫn tinh chất tỏi vào mũi.

Hít thở đều và chậm. Nếu có thể thì xông mũi bằng tỏi thường xuyên vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ là cách chữa viêm xoang bằng tỏi hiệu quả.

Ăn tỏi sống

Vì trong tỏi sống có chứa allicin, và chất này sẽ chỉ hoạt động mạnh nhất khi được ăn sống vì tỏi có tính kháng khuẩn tự nhiên.

Khi bị nghiền nát, tỏi sẽ tiết ra một thành phần chữa bệnh gọi là allicin giúp làm loãng chất nhầy - chất khiến tắc nghẽn ở mũi, khiến bạn khó thở. Đồng thời, cũng làm giảm tình trạng viêm xoang của mũi, giúp cải thiện sức khỏe mũi rõ rệt.

Nếu có thể, bạn nên ăn 1-2 tép tỏi sống mỗi ngày sẽ cải thiện đáng kể triệu chứng bệnh viêm xoang.

Tuy nhiên, lưu ý không nên ăn tỏi sống nếu bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh về gan hay đường tiêu hóa kém.

Nếu cảm thấy tỏi sống khó ăn, bạn có thể chế biến bằng cách ngâm tỏi với giấm hoặc mật ong. Giấm và mật ong sẽ làm giảm bớt vị hăng của tỏi mà không gây ảnh hưởng gì đến chất dinh dưỡng có trong tỏi.

Nước ép tỏi và cà chua

Trong cà chua có chứa vitamin A và C [7], đây là những dưỡng chất rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Vitamin A giúp chống nhiễm trùng đường hô hấp, trong khi vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp giảm viêm.

Để làm nước ép, cà chua (nếu muốn, bạn có thể bổ sung thêm cà rốt, cần tây, gừng để tăng thêm hương vị cho cốc nước), tỏi cho vào máy ép sau khi được rửa sạch. Nếu không có máy ép, bạn có thể cho các nguyên liệu vào máy xay sinh tố và lọc hỗn hợp qua vải thưa.

Uống nước ép 2 lần/ngày để có kết quả tốt nhất. Bạn sẽ bắt đầu nhận thấy sự cải thiện trong vòng vài ngày.

Lưu ý khi chữa viêm xoang bằng tỏi

Chữa viêm xoang bằng tỏi thường mang lại hiệu quả nhanh chóng. Với những trường hợp nhẹ, chỉ cần sử dụng trong 3-5 ngày là có thể thấy được tình trạng sức khỏe mũi được cải thiện.

Tuy nhiên, tỏi sẽ gây ra những tác hại nếu sử dụng không đúng liều lượng. Do cơ địa và sức khỏe mỗi người khác nhau, nên việc chữa viêm xoang bằng tỏi cũng cần phải cân nhắc sử dụng đúng và đủ liều lượng, hơn hết là phải phù hợp với cơ địa người dùng.

Những điều cần lưu ý khi xông tỏi để chữa viêm xoang hiệu quả:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ đang mang thai không được phép sử dụng. Đối với trẻ nhỏ, hệ hô hấp còn yếu và nhảy cảm hơn so với người lớn, mà tỏi có chứa các thành phần kháng khuẩn mạnh, dễ gây kích ứng cho đường hô hấp của bé. Trong quá trính đang mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ rất nhạy cảm. Nên nếu xông tỏi thì sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp.

  • Duy trì lối sống lành mạnh: ngủ đủ giấc, ăn các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, bổ sung nước đầy đủ. Để việc xông tỏi đạt hiệu quả tối đa cũng như hạn chế nhưng tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên có lối sống lành mạnh, để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của bản thân.

  • Sử dụng đúng và đủ liều lượng xông tỏi để chữa viêm xoang: tránh hạn chế lạm dụng vì muốn nhanh chóng khỏi bệnh để đảm bảo sức khỏe

  • Tham khảo thêm chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất.

  • Tuyệt đối không được lạm dụng trong trường hợp viêm mãn tính, có dấu hiệu biến chứng. Người bệnh có thể sử dụng tỏi để điều trị viêm xoang tại nhà trong giai đoạn đầu của viêm xoang cấp nhưng chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, vẫn có nguy cơ tái phát.

Tóm lại, xông tỏi là một phương pháp truyền thống được nhiều người tin dùng trong chữa xoang. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải thích được thắc mắc “xông tỏi có tác dụng gì” và giúp bạn có những kiến thức cần thiết để cải thiện được bệnh xoang.

 

Nguồn tham khảo:

[1] Borlinghaus J, Albrecht F, Gruhlke MC, Nwachukwu ID, Slusarenko AJ, Allicin: chemistry and biological properties, 2014

[2] FoodData Centra, Garlic, raw, 2019

[3] R S Rivlin, Historical perspective on the use of garlic, 2001

[4] C Silagy 1, A Neil ,Garlic as a lipid lowering agent--a meta-analysis, 1994

[5] Rizwan Ashraf 1, Rafeeq Alam Khan, Imran Ashraf, Absar A Qureshi, Effects of Allium sativum (garlic) on systolic and diastolic blood pressure in patients with essential hypertension, 2013

[6] C Borek, Antioxidant health effects of aged garlic extract, 2001

[7] FoodData Centra, Tomatoes, grape, raw, 2019

 

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ