Bài viết

Thẻ tín dụng là gì? Cách sử dụng thẻ tín dụng thông thái

26/07/2023 dot 3 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Chỉ cần quẹt một chiếc thẻ đơn giản, bạn hoàn toàn có thể mua hàng hóa, các nhu yếu phẩm cần thiết mà chẳng cần đến tiền mặt hay nạp tiền vào tài khoản. Hãy cùng AIA Việt Nam tìm hiểu về cách sử dụng thẻ tín dụng - loại thẻ được ngân hàng cung cấp rất được ưa chuộng hiện nay.

Thẻ tín dụng là gì?

 

Thẻ tín dụng (credit card) được cung cấp bởi các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, cho phép người dùng mua bán hàng hóa sản phẩm với các bên chấp nhận thanh toán thẻ. Bạn có thể dùng để mua sắm, thanh toán hóa đơn, sử dụng dịch vụ tại các nhà hàng, đại lý, khách sạn… mà không cần tới tiền mặt.

Nói cách khác, khi không có sẵn nguồn tài chính (tiền mặt, tiền trong tài khoản), chủ sở hữu thẻ tín dụng vẫn có thể chi tiêu trong một hạn mức đã được thỏa thuận sẵn và tất toán lại ngân hàng sau. [2]

Đến hạn thanh toán, bạn sẽ phải hoàn trả số tiền tối thiểu (minimum repayment) cho ngân hàng, nhưng AIA khuyên bạn nên tất toán hết số dư nợ, vì thời gian vay càng dài thì lãi suất sẽ càng tăng.

Hướng dẫn cách sử dụng thẻ tín dụng

 

Thẻ tín dụng được sử dụng ở hầu hết các tình huống cần thanh toán trong cuộc sống như thanh toán tại cửa hàng hay thanh toán online cho các giao dịch mua sắm. 

Sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán

 

Thẻ tín dụng được sử dụng để thanh toán thông qua 2 hình thức là trực tuyến và trực tiếp qua máy POS. 

Khi thanh toán trực tiếp tại cửa hàng, khách hàng chỉ cần chạm hoặc quẹt thẻ qua máy POS mà không cần nhập mật khẩu hay mã PIN. Đối với thanh toán trực tuyến, người dùng thường phải nhập mã bảo mật CVV ở mặt sau thẻ và mã OTP gửi về số điện thoại đã đăng ký với ngân hàng. Tùy vào ngân hàng và loại giao dịch, quy trình thanh toán online có thể khác nhau, nhưng thường sẽ bao gồm các bước sau:

  • Tại trang thanh toán của cửa hàng trực tuyến, khách hàng chọn phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng.

  • Nhập các thông tin cần thiết như số thẻ, mã CVV/CVC, tên chủ thẻ, và các yêu cầu khác từ hệ thống.

  • Xác nhận thanh toán để hoàn tất giao dịch.

Sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền

 

Ngoài việc sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán mua sắm, khách hàng còn có thể rút tiền mặt từ cây ATM. Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết:

  • Đưa thẻ tín dụng vào khe đọc thẻ của máy ATM.

  • Chọn ngôn ngữ hỗ trợ phù hợp trên màn hình hiển thị.

  • Nhập mã PIN và xác nhận.

  • Chọn chức năng Rút tiền và nhập số tiền mong muốn.

  • Lựa chọn số tiền cần rút từ các mốc có sẵn trên màn hình hoặc chọn "Số khác" để nhập số tiền cụ thể.

  • Nhận tiền và thẻ tín dụng từ máy ATM để hoàn tất quá trình.

Lưu ý: Phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thường khá cao, khoảng 4% tùy thuộc vào ngân hàng. Do đó, khách hàng nên cân nhắc trước khi rút tiền từ thẻ tín dụng.

Chi tiêu qua thẻ tín dụng và sử dụng tính năng trả góp

 

Thanh toán trả góp qua thẻ tín dụng có thể thực hiện bằng cả hình thức offline và online. Để đăng ký trả góp qua thẻ tín dụng, khách hàng cần thực hiện các bước sau:

  1. Sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán mua sắm tại cửa hàng.

  2. Đăng ký mua hàng trả góp bằng thẻ tín dụng tại điểm bán hoặc chọn tùy chọn "Thanh toán trả góp bằng thẻ tín dụng" khi mua hàng trực tuyến.

  3. Điền đầy đủ thông tin đăng ký mua hàng trả góp theo biểu mẫu hướng dẫn để hoàn tất quá trình.

 

Hướng dẫn sử dụng thẻ tín dụng đúng cách để được hoàn tiền, tránh nợ xấu

 

Không sử dụng thẻ tín dụng cho các chi tiêu cá nhân vượt quá khả năng chi trả

 

Người dùng thẻ tín dụng thường phải đối mặt với nguy cơ chi tiêu “quá tay”, dẫn đến mất kiểm soát. Hãy lập ra kế hoạch chi tiêu hợp lý, đặt ra mức hạn sử dụng nhất định (ví dụ mua sắm tối đa 5 triệu 1 tháng), hoặc chỉ sử dụng khi giao dịch mua bán ở nước ngoài.

Sử dụng thẻ tín dụng thay thế cho tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày để được hoàn tiền tối đa

 

Các ngân hàng hiện nay đều đang sử dụng chính sách hoàn tiền qua thẻ tín dụng để kích cầu mua sắm. Ví dụ khi đi mua một sản phẩm giá 10 triệu đồng nhưng vì liên kết với thẻ tín dụng để chi trả, bạn được hoàn lại số tiền 5%, giảm thêm 500.000 đồng, quá hời phải không nào?

Thanh toán nợ tín dụng đúng hạn để tránh nợ xấu

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều miễn lãi suất nếu nếu khách hàng thanh toán dư nợ trong 45 ngày đầu. Vậy nên bạn cần ghi nhớ ngày thanh toán hoặc sử dụng tính năng thanh toán tự động để tránh nợ xấu.

Hạn chế thẻ tín dụng để rút tiền mặt

 

Như đã đề cập trên bài viết, khi rút tiền mặt khách hàng sẽ mất một khoản phí không nhỏ lên đến 2 - 4%, các khoản này khi cộng dồn thì sẽ tạo thành khoản chi lớn mà bạn không mong muốn. Bạn hoàn toàn có thể tránh rủi ro mất tiền tối đa bằng cách hạn chế sử dụng thẻ rút tiền mặt.

Lưu ý về bảo mật số CVV khi sử dụng thẻ tín dụng

 

Thẻ tín dụng không có mật khẩu

Khác với thẻ ATM, thẻ tín dụng (credit card) không cần nhập mật khẩu (mã pin) khi tiến hành các giao dịch. Chỉ cần bạn để lộ thông tin mặt trước và mặt sau của thẻ, kẻ gian hoàn toàn có thể lợi dụng để trục lợi bất chính. Vì vậy hãy tuyệt đối bảo mật thông tin và giữ thẻ trong tầm mắt.

Mã số CVV (Card Verification Value) là một trong những ký hiệu quan trọng có trên thẻ tín dụng, nó đóng vai trò như một lớp bảo mật khi giao dịch và chứng thực quyền sở hữu thẻ khi thanh toán online.

Mã gồm có 3 chữ số được in ở mặt sau của thẻ tín dụng và do ngân hàng phát hành thẻ cung cấp cho chủ sở hữu thẻ. Khi giao dịch, khách hàng chỉ cần nhập thông tin thẻ và số CVV là có thể hoàn thành, không cần nhập mã PIN (mật khẩu).

Nếu để lộ mã CVV, kẻ xấu có thể dễ dàng đánh cắp thông tin thẻ tín dụng và thực hiện nhiều giao dịch nhằm trục lợi bất chính.

Các yếu tố cần được xem xét khi lựa chọn thẻ tín dụng

Các loại phí khi sử dụng thẻ (phí phát hành, phí thường niên)

Tùy từng ngân hàng mà sẽ có mức phí phát hành khác nhau, phụ thuộc vào loại thẻ bạn yêu cầu và hạn mức quy định, thẻ nội địa hay thẻ quốc tế (thẻ tín dụng quốc tế có luôn có phí phát hành cao hơn thẻ tín dụng nội địa).

Phí thường niên

 

Phí thường niên là loại phí khách hàng phải trả để duy trì thẻ và những lợi ích có từ thẻ. Mức phí cho thẻ thường khoảng 100.000 – 500.000 đồng/năm. Những thẻ có nhiều ưu đãi, hạn mức cao sẽ có phí thường niên cao hơn, có thể lên đến 10 triệu đồng/năm.

Các ưu đãi, tính năng bổ sung, chế độ hoàn tiền của thẻ

Thẻ tín dụng được tích hợp rất nhiều tính năng ưu đãi, được đông đảo người dân tin dùng: thời hạn không tính lãi từ 45 - 55 ngày, tự động thanh toán hóa đơn chi trả hàng tháng, quy đổi tiền mặt, phiếu mua sắm, voucher một số loại hình dịch vụ, quà tặng giá trị, mua sắm càng nhiều thì càng được tích điểm, ăn uống vui chơi được nhận voucher ngẫu nhiên,...

Lãi suất trả chậm

 

Phí trả chậm được ngân hàng tính khi bạn thanh toán các khoản nợ vượt quá thời gian quy định. Để xác định xem lãi suất trả chậm là bao nhiêu, bạn hãy căn cứ vào bảng sao kê mà ngân hàng gửi hàng tháng, trong đó có đề cập đến hạn cuối bạn cần phải thanh toán khoản vay. Nếu đã quá hạn thời gian nêu trên đó mà bạn chưa trả tiền, ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất phù hợp để tính phí trả chậm.

Ngân hàng phát hành thẻ

 

Rất nhiều ngân hàng đã và đang phát hành thẻ tín dụng, mỗi tổ chức đều có ưu điểm, thế mạnh riêng giúp đem đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất khi mua sắm. Ngân hàng có độ uy tín cao thì khả năng bảo lãnh cũng cao và mức độ chấp nhận thanh toán thẻ cũng đa dạng hơn. Độ tin cậy của ngân hàng cũng thể hiện qua thị phần của họ trên thị trường và độ nhận diện với công chúng.

Kết luận:

Như vậy, thẻ tín dụng là một công cụ hỗ trợ tài chính đắc lực không thể bỏ qua trong thời đại ngày nay. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về cách sử dụng thẻ tín dụng sao cho an toàn, hiệu quả, hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách thanh toán online bằng thẻ tín dụng an toàn

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ