Bài viết

Tài khoản đồng sở hữu - Giải pháp quản lý tài chính CHUNG cho vợ chồng trẻ

26/07/2023 dot 3 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Bạn có bao giờ thắc mắc là tài khoản đồng sở hữu là gì không? Làm sao để hai người sử dụng chung một tài khoản ngân hàng? Chắc hẳn đây là những thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ . Cùng AIA tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Thế nào là tài khoản đồng sở hữu (Joint Account)

Tài khoản đồng sở hữu hay còn được gọi là Joint Account là  tài khoản ngân hàng hoặc đầu tư mà hai hay nhiều người cùng sở hữu và có trách nhiệm quản lý cùng một lúc. Các đối tượng lập tài khoản đồng sở hữu có thể là vợ chồng, đối tác kinh doanh, mẹ con, bố con có nhu cầu sử dụng chi tiêu chung một tài khoản ngân hàng.

Với tài khoản đồng sở hữu này, các chủ sở hữu có thể thực hiện đầy đủ các chức năng chuyển tiền, thanh toán các dịch vụ, mở sổ tiết kiệm, đầu tư,... và lợi ích, chi phí được chia đồng đều cho các đối tượng sở hữu chung tài khoản. Song song đó, việc đưa ra quyết định gì liên quan đến tài khoản đồng sở hữu này phải được thỏa thuận rõ ràng từ hai bên.

Đặc điểm của tài khoản đồng sở hữu

Tài khoản đồng sở hữu có các đặc điểm chính tương tự các tài khoản ngân hàng thông thường, chỉ có một điểm khác biệt là có nhiều người cùng sở hữu một lúc. Các bạn có thể tham khảo các đặc điểm của tài khoản đồng sở hữu thông qua các đặc điểm dưới đây:

- Chủ sở hữu: Tài khoản đồng sở hữu được mở bởi hai người hoặc nhiều người trở lên, và các chủ sở hữu có thể thỏa thuận và quyết định số lượng và phần trăm sở hữu của mỗi người.

- Đối tượng sử dụng: Tài khoản đồng sở hữu thường được sử dụng bởi vợ chồng, các đối tác, đồng nghiệp,... để quản lý tiền và thanh toán các chi phí sử dụng.

- Chức năng: Mỗi chủ sở hữu có thể thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản như rút tiền, gửi tiền, nhưng đối với việc liên quan đến thông tin hay chuyển đổi bất kỳ điều gì liên quan đến tài khoản đồng sở hữu này thì phải có tất cả chữ ký của các chủ sở hữu.

- Trách nhiệm: Chủ sở hữu có thể có trách nhiệm liên quan đến tài khoản, nếu một trong các chủ sở hữu không trả tiền hoặc xảy ra khoản nợ trên tài khoản, tất cả các chủ sở hữu khác sẽ chịu trách nhiệm chung.

Những lợi ích trong quản lý tài chính cho vợ chồng trẻ khi dùng tài khoản đồng sở hữu

Tài khoản đồng sở hữu hiện nay được xem là giải pháp hàng đầu cho việc quản lý tài chính chung cho vợ chồng. Việc sử dụng chung tài khoản ngân hàng là quyết định và thỏa thuận cùng nhau thực hiện, cam kết từ hai phía vợ chồng. Để các cặp vợ chung có thể quyết định được nên sử dụng loại tài khoản này hay không, các bạn cần tham khảo qua các lợi ích sau đây của tài khoản đồng sở hữu:

- Kiểm soát tài chính của hai vợ chồng: các chi tiêu hàng tháng như thuê nhà, ăn uống, mua sắm, du lịch, tiền lương,... sẽ được kiểm soát chặt chẽ và rõ ràng hơn khi hai vợ chồng cùng nhau sử dụng tài khoản ngân hàng.

- Giảm bớt gánh nặng chi phí: thay vì các bạn phải chi trả riêng cho tài khoản ngân hàng cá nhân của mình phí quản lý, phí duy trì,... thì giờ đây vợ chồng các bạn chỉ cần trả cùng một khoản phí đó nhưng hai người cùng sử dụng.

- Độ minh bạch: vấn đề tài chính, khoản giao dịch đều được ngân hàng sao kê và làm rõ cho hai bên người sử dụng.

Hơn nữa để mở được tài khoản đồng sở hữu vợ chồng các bạn cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:

- Có ít nhất hai bên chủ sở hữu

- Các chủ sở hữu phải thống nhất được điều khoản và quy định của hai bên đưa ra

- Các chủ sở hữu cần đăng ký với thông tin chính thống, xác thực để ngân hàng chấp nhận

- Tuân thủ theo quy định pháp luật về thuế, pháp lý và bảo mật thông tin

Với các lợi ích và điều kiện mở tài khoản đồng sở hữu này, các cặp vợ chồng nên xem xét và thảo thuận có nên mở tài khoản đồng sở hữu nếu đáp ứng được những điều kiện nêu trên không. Các bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng tránh xung đột và các tranh chấp không đáng có khi mở tài khoản đồng sở hữu.

Điều kiện để vợ chồng lập tài khoản đồng sở hữu

Để mở tài khoản chung, các cặp vợ chồng cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Xuất trình giấy chứng nhận kết hôn hợp pháp.

  • Cả hai bên phải ký tên và đồng thuận về việc mở tài khoản chung.

  • Cung cấp giấy tờ tùy thân hợp lệ để xác minh danh tính.

  • Cung cấp thông tin liên lạc chính xác và cập nhật cho mục đích liên lạc của ngân hàng.

  • Đảm bảo đủ năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng và chịu trách nhiệm về tài khoản.

Việc tuân thủ các điều kiện trên sẽ đảm bảo quá trình mở tài khoản chung diễn ra suôn sẻ và tuân thủ quy định của ngân hàng.

Tài khoản đồng sở hữu khi xảy ra tranh chấp

Quyền lợi của các chủ sở hữu trong tài khoản đồng sở hữu khi xảy ra tranh chấp sẽ phụ thuộc vào các quy định pháp lý và điều khoản được đặt ra trong hợp đồng tài khoản đồng sở hữu mà các bên đã thống nhất thoả thuận. Thông thường các chủ sở hữu sẽ có những quyền lợi như sau:

- Quyền lợi sở hữu chung: Các chủ thể đều có quyền hạn sở hữu tài khoản giống nhau như quyền sử dụng, quản lý, và chia sẻ các khoản tiền và tài sản.

- Quyền lợi kiểm soát chung: Các chủ sở hữu có quyền kiểm soát chung trong việc quyết định các giao dịch tài chính và quản lý tài khoản đồng sở hữu.

- Quyền lợi về sự minh bạch: Các chủ sở hữu sẽ được thông báo cùng lúc về các giao dịch được thực hiện trên tài khoản đồng sở hữu, có quyền truy cập vào các tài liệu và báo cáo tài chính.

- Uỷ quyền: Các chủ thể có thể uỷ quyền cho một bên khác hoặc uỷ quyền cho nhau

Trong trường hợp một trong các chủ thể đời, mất hành vi dân sự, mất tích,.. thì sẽ được xử lý theo quy định pháp luật.

Cách mở tài khoản đồng sở hữu

Hiện nay, việc mở tài khoản đồng sở hữu giữa các cá nhân hoặc giữa các tổ chức có các bước rất đơn giản, các bạn chỉ cần ra ngân hàng và  thực hiện theo dưới đây:

- Bước 1: Tìm ngân hàng hoặc tổ chức tài chính mà các bạn muốn mở tài khoản đồng sở hữu. Nhờ các nhân viên tư vấn rõ ràng về chính sách, điều kiện và quyền lợi, trách nhiệm của mỗi người trong hợp đồng thỏa thuận.

- Bước 2: Thu thập thông tin cần thiết từ các chủ sở hữu khác như họ tên, địa chỉ, ngày sinh, số điện thoại, CCCD, hộ chiếu,... để nhân viên ngân hàng hỗ trợ các bạn mở tài khoản nhanh chóng.

- Bước 3: Các bên đồng sở hữu điền đầy đủ và chính xác các biểu mẫu và hồ sơ yêu cầu của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Nếu gặp khó khăn, bạn có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng hoặc tổ chức để được hỗ trợ trong quá trình đăng ký tài khoản.

- Bước 4: Các chủ sở hữu đặt tiền ban đầu vào tài khoản chung nếu ngân hàng yêu cầu và xác nhận các thông tin chi tiết về chủ sở hữu và phần trăm sở hữu của mỗi người.

- Bước 5: Sau các bước trong, tiến hành ký hợp đồng và đăng ký tài khoản theo thoả thuận. Sau khi được ngân hàng chấp nhận, các chủ sở hữu sẽ được cung cấp các thông tin đăng nhập, các thẻ vật lý và hướng dẫn về cách sử dụng tài khoản cho các chủ thể.

Vừa rồi chúng tôi đã cung cấp cho các bạn nhất là các cặp vợ chồng thông tin chi tiết về tài khoản đồng sở hữu và các thông tin liên quan qua bài viết Tài khoản đồng sở hữu - Giải pháp quản lý tài chính CHUNG cho vợ chồng trẻ. AIA hy vọng đây là một bài viết hữu ích cho các cặp vợ chồng đang có ý định mở tài khoản đồng sở hữu để cùng nhau quản lý chi tiêu hợp lý cho mái ấm của mình. 

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ