Não bộ con người là nơi quản lý và xử lý thông tin từ các yếu tố bên ngoài lẫn bên trong.
Nếu não bộ chỉ được sử dụng 10%, thì khả năng bị tổn thương não bộ sẽ cực kì ít và không đáng kể. Nhưng trên thực tế, việc tổn thương cho dù chỉ một vùng nhỏ của não cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với cả nhận thức và chức năng [1].
Một nghiên cứu đã cho thấy não bộ hoàn toàn đang hoạt động ngay cả khi đang ngủ [2]. Từ đó, thấy được khả năng hoạt động được sử dụng nhiều hơn 10%.
2. Tổn thương não không phải lúc nào cũng vĩnh viễn
Bộ não con người rất mong manh và dễ bị tổn thương bởi các hoạt động gây chấn thương, khi bị đột quỵ hay bệnh tật. Sự ảnh hưởng này có thể dẫn đến một loạt hậu quả, từ sự tác động nhẹ trong khả năng nhận thức đến suy giảm hoàn toàn.
Bên cạnh đó, khả năng phục hồi của bộ não con người sau tổn thương phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí của chấn thương[3]. Ví dụ, một cú đánh vào đầu trong một trận bóng đá có thể dẫn đến chấn động. Mặc dù vết thương có thể khá nghiêm trọng, nhưng hầu hết chấn thương này có thể hồi phục sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi để chữa lành.
Tuy nhiên, một cơn đột quỵ nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương não, lâu dài hoặc vĩnh viễn.