Trong phật giáo, khái niệm vô minh được nhắc rất nhiều trong trong các giáo lý. Có thể kể đến như: Tứ diệu đế, một trong ba chất độc trong phật giáo đại thừa. Vậy vô mình là gì? Đâu là cách giúp bạn thoát khỏi vô minh? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết này
Vô minh là gì?
“Vô Minh” là một từ ghép Hán Việt. Nếu dịch nghĩa từng chữ ra ta sẽ thấy “vô” là không, “minh” tức sáng suốt. Do đó vô minh có thể hiểu đang ám chỉ trạng thái u mê, không sáng suốt của con người.
Còn trong đạo phật, vô minh làm cho chúng sanh không thấy rõ tứ diệu đế, thực tướng của pháp, của vạn hữu. Suy rộng ra nó chi phối tất cả mọi người trên thế gian.
Vô minh là trạng thái u mê không sáng suốt của con người
Vô minh tức là thiếu hiểu biết. Nhưng việc thiếu hiểu biết ở đây không đề cập đến trí tuệ, kiến thức của nhân loại. Vô minh ở đây chỉ ra những quan niệm không đúng về bản chất của thực tại.
Vậy thực tế vô minh do đâu mà ra? Mình xin mạn phép trình bày một vài nguyên nhân dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến vô minh
Trong rất nhiều giáo lý phật pháp đã chỉ ra rằng vô mình do tự bản thân ta mà ra. Phàm đã là con người thì ai cũng mang trong mình những ham muốn, dục vọng (tham,sân, si, mạn, nghi). Người trần mắt thịt khó mà nhìn thấu bản chất của sự việc.
Suy xét rộng hơn, vô mình có thể vô tình hay cố tình. Biết là sai nhưng không thắng nổi lòng tham, bản ngã vẫn tiếp tục hành vi sai trái đấy là cố ý. Mặt khác không tỉnh táo, ham danh lợi mà vô tình bị người khác lợi dụng làm điều xấu.
5 Cách thoát khỏi vô minh phiền não
Cách 1 - Học cách bớt tham và biết đủ
Cuộc sống của chúng ta thời trẻ luôn có những hoài bão và dự định. Khi còn sức khỏe ai cũng muốn chinh phục những ước mơ của mình. Chỉ đến khi về già hoặc ốm đau, lúc này con ta mới biết quý trọng sức khỏe, sự bình yên và nhận ra vật chất không thể làm mình hạnh phúc.
Những danh lợi, chức quyền, tài sắc đều là nguyên nhân dẫn đến vô minh. Người đời có câu “tham quá sẽ khiến con người ta mờ mắt” quả thật không sai. Khi bị những thứ trên chi phối, rất khó để thoát khỏi cám dỗ của nó.
Chúng ta nên hiểu rằng, một khi đã phạm phải vô mình thù dù làm nhiều đến đâu, có bao nhiêu của cải cũng cảm thấy không đủ. Một người quá coi trọng danh lợi sẽ dần mất đi tính lương thiện, làm trái với quy luật tự nhiên.
Cách để thoát khỏi lòng tham là hãy tự lập bảng kế hoạch tài chính cá nhân. Trong đó xác định rõ mục tiêu cần đạt được là những gì. Tự hỏi rằng nếu không đạt được những mục tiêu đó có ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn hay không?
Xem thêm: Cách đặt mục tiêu ngắn hạn
Tránh xa những công việc “hái ra tiền nhanh” nhưng lại không có đạo đức. Biết cách tiết kiệm, hài lòng với cuộc sống hiện tại, giúp đỡ những hoàn cảnh chưa bằng mình.
Cách 2 - Học cách kiềm chế cảm xúc, tránh giận quá mất khôn
Giận giữ chắc chắn sẽ khiến chúng ta mất bình tĩnh, không thể nhận biết đúng sai trong hành động dẫn đến vô minh.
Để kiểm soát cảm xúc cho tốt hãy lưu lại một vài “tips” dưới đây:
Đầu tiên hãy dập ngay những suy nghĩ tiêu cực: Những suy nghĩ này chỉ khiến bạn trở nên chán nản, căng thẳng. Hãy lạc quan mà nhìn nhận vấn đề với tinh thần tích cực, biết đâu mọi việc không tệ như bạn tưởng tượng.
Cần tập trung để giải quyết vấn đề thay vì tranh cãi ai sai: Sự việc đã xảy ra dù bạn hay đối phương lên tiếng chỉ trích người còn lại đều không giải quyết được điều gì. Thay vào đó, hãy bình tĩnh phân tích nguyên nhân và tìm gia phương án.
Tuyệt đối đừng giữ thù hận và ác cảm trong lòng: Thù hận là nguồn gốc của sự vô minh dẫn đến những quyết định mù quáng. Nếu giải quyết xong hãy bỏ qua và quên đi đừng giữ trong lòng bất cứ điều gì.
Xin ý kiến của những người quan trọng: Trong những lúc nóng giận thì một lời khuyên từ người bạn tin tưởng là cách tốt nhất giúp bạn bình tâm lại. Hãy kể cho một người bạn tin tưởng (đồng nghiệp, bạn thân, vợ chồng) những chuyện đã xảy ra. Qua đó xin ý kiến giải quyết vấn đề từ họ và cân nhắc trước khi quyết định.
Thiền là một cách giúp chúng ta kiềm chế cảm xúc
Cách 3 - Thoát khỏi si mê
Si mê tức là sự ngu muội, không phân biệt được phải trái, đúng sai. Người si mê dễ bị người khác lợi dụng, trục lợi làm điều xấu. Sự vô minh từ si mê khiến con người không hiểu và thấy được những tệ nạn.
Trong đạo phật có chỉ ra 4 cách giúp con người thoát khỏi sân si:
Dùng tâm đối trị: Tích lũy tri thức nhiều để tự nhận thức được đúng sai. Tìm hiểu đạo phật, nghe bài giảng kinh phật online hoặc tìm hiểu những bộ môn thiền tịnh. Đây là những cách tốt nhất để tu tâm, khiến tâm vững hơn.
Dùng lý đối trị: Nếu tâm không ngăn nổi thì phải dùng đến lý trí. Trước khi làm điều gì hãy tự vấn bản thân xem mình có sân si quá hay không? Việc tự hỏi bản thân sẽ tạo ra cảm giác có lỗi mỗi lần chúng ta sai trái. Dần dần sẽ tạo thành thói quen.
Dùng sự đối trị: Sự ở đây được hình là hình thức. Ví dụ nhiều người nổi nóng không dùng lý trí kiểm soát cảm xúc thường phải uống một cốc nước lạnh.
Dùng sám đối trị: Nếu chẳng may không trị được mà dẫn đến nhiều việc sai trái thì chỉ còn cách sám hối, tạ tội. Hãy làm nhiều điều thiện, tích đức để bù đắp những lỗi lầm mình đã gây ra.
Sám hối lỗi lầm bản thân để thoát khỏi si mê
Cách 4 - Đừng kiêu căng ngạo mạn
Một vài dấu hiệu của người kiêu căng, ngạo mạn là luôn cho mình đúng, coi mình như trung tâm của vũ trụ. Thậm chí còn có thái độ khinh thường người khác, không tôn trọng bề trên và người lớn tuổi. Tất cả đều là biểu hiện của sự vô minh.
Đầu tiên để bớt kiêu căng, ngạo mạn ta phải học được đức tính khiêm nhường. Phải khiêm nhường thì việc tu hành mới có thể trở lên tiến bộ. Hãy học cách kiềm chế lời nói, ngôn ngữ của mình.
Sống ở đời nên khiêm tốn với bản thân và mọi người
Bên cạnh đó học cách lắng nghe ý kiến và suy nghĩ của người khác. Đi nhiều nơi cũng là cách giúp chúng ta biết ngạo mạn hơn. Khi gặp nhiều người, tiếp xúc với nguồn kiến thức mới ta mới thấy con người thật nhỏ bé. Núi cao ắt sẽ có núi cao hơn, vì vậy ta cần phải học hỏi nhiều hơn, phát triển bản thân hơn nữa.
Cách 5 - Bớt hoài nghi, ngờ vực người khác
Nghi ngờ là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt những cảm xúc tiêu cực khác như: Bất an, tức tối, mặc cảm, tuyệt vọng…
Hãy sàng lọc và loại bỏ những thứ tiêu cực để hướng tới suy nghĩ tích cực. Để làm được điều này hãy suy xét vấn đề trên nhiều phương diện hơn. Hãy lắng nghe thêm cả ý kiến của những người xung quanh để biết liệu mình có đang nghi ngờ đúng hay chỉ là sự vô lý của bản thân.
Có thể bạn đang bị “bi kịch hóa” vấn đề chứ thực tế mọi chuyện không hề như bạn nghĩ. Để dần loại bỏ thói quen xấu này hãy mặc kệ sự việc diễn ra. Sau vài lần, nếu thu được kết quả trái với suy nghĩ ban đầu của bạn. Điều này chứng tỏ bạn đã sai. Những lần sau chúng ta sẽ có một phản ứng tự nhiên trong suy nghĩ “mình lại nghĩ quá rồi, chắc mọi chuyện không tệ thế đâu”.
Nghi ngờ khác hoàn toàn với cẩn thận. Trong cuộc sống cẩn thận là cách rất tốt để hạn chế rủi ro, tuy nhiên nghi ngờ thì lại khác. Dần dần bạn sẽ đánh mất lòng tin với những người xung quanh, lạc vào vô minh lúc nào không hay.
Tổng kết
Vô minh được coi là nghiệp của thế gian mà bất cứ ai cũng có thể rơi vào cạm bẫy này. Với 5 cách trên, AIA hy vọng sẽ giúp bạn vượt qua vô minh, bớt phiền não trong cuộc sống.