Bài viết

Bị rối loạn kinh nguyệt nên làm gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

25/10/2024 dot 5 phút đọc
Y học thường thức

Rối loạn kinh nguyệt không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và tâm lý của chị em phụ nữ. Vậy khi rối loạn kinh nguyệt nên làm gì? Trong bài viết này, AIA Việt Nam sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn về rối loạn kinh nguyệt, từ nguyên nhân đến các cách phòng ngừa để các chị em giảm bớt lo lắng trong quá trình chăm sóc sức khỏe.

Nên làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt?

Bị rối loạn kinh nguyệt là bị gì? 

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng khi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ không còn diễn ra theo nhịp độ bình thường. Thay vào đó sẽ xuất hiện sự bất thường về lượng máu, màu sắc máu, hoặc số ngày hành kinh. Những thay đổi này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời phụ nữ và mức độ nghiêm trọng sẽ khác nhau tùy từng người. 

Đây cũng chính dấu hiệu cho thấy có thể cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản hoặc mất cân bằng nội tiết tố.

Rối loạn kinh nguyệt khiến chu kỳ kinh không còn diễn ra bình thường

Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt 

Nhiều người chỉ quan tâm vấn đề rối loạn kinh nguyệt nên làm gì nhưng lại chưa biết biết cách để nhận biết căn bệnh này. Việc nhận biết sớm các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị kịp thời, duy trì sức khỏe tốt hơn. Hãy cùng AIA Việt Nam điểm qua các dấu hiệu sau đây:

  • Chu kỳ kinh không đều: Chu kỳ kinh kéo dài hơn 35 ngày hoặc ngắn hơn 28 ngày.

  • Vô kinh: Không có kinh nguyệt trong vòng 3 tháng hoặc không xuất hiện kinh nguyệt sau tuổi dậy thì. Đây có thể là do rối loạn nội tiết, dị dạng đường sinh dục, băng huyết sau sinh hoặc nạo phá thai nhiều lần.

  • Số ngày kinh bất thường: Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày hoặc ít hơn 2 ngày. 

  • Ra nhiều máu kinh: Lượng máu vượt quá 80ml mỗi chu kỳ, phải thay băng thường xuyên và sử dụng lượng băng vệ sinh lớn hơn bình thường.

  • Đau bụng dưới nghiêm trọng: Có các cơn đau bụng kéo dài, lan xuống đùi và lưng, kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, xanh xao, tụt huyết áp.

  • Các triệu chứng khác: Ngoài những triệu chứng trên, rối loạn kinh nguyệt có thể đi kèm với các dấu hiệu như tức ngực, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, tiểu rắt và thậm chí là sốt.

Rối loạn kinh nguyệt có dấu hiệu gì?

Bị rối loạn kinh nguyệt nên làm gì? 

Vậy rối loạn kinh nguyệt nên làm gì? Để điều trị hiệu quả tình trạng rối loạn kinh nguyệt, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. 

Nếu loại trừ được các bệnh lý nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà để kiểm soát và cải thiện tình trạng này. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn điều chỉnh và cân bằng chu kỳ kinh nguyệt:

Chế độ sinh hoạt khoa học

Việc duy trì một lối sống lành mạnh là yếu tố quan trọng trong điều trị rối loạn kinh nguyệt. Bạn nên xây dựng một thời gian biểu hợp lý, điều chỉnh chế độ ăn uống đúng giờ và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó thì thể dục thể thao cũng rất cần thiết, bạn chỉ cần dành 15-30 phút mỗi ngày cho các bài tập nhẹ nhàng cũng giúp cải thiện chu kỳ kinh nguyệt.

Tâm lý thoải mái

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy bạn hãy giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Đồng thời, việc nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè hoặc tham gia các hoạt động giải trí nhẹ nhàng cũng sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng và cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Chị em nên luôn giữ cho mình một tinh thần vui vẻ

Cẩn trọng khi sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai thường được sử dụng để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, nhưng nếu bạn lạm dụng quá nhiều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Nếu bạn muốn sử dụng biện pháp này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và tìm các giải pháp thay thế phù hợp hơn.

Hạn chế rượu bia và thuốc lá

Những thói quen xấu như uống rượu bia hoặc hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn gây rối loạn kinh nguyệt. Bạn nên hạn chế hoặc loại bỏ những thức uống có cồn, thuốc lá để giúp cơ thể phục hồi và chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn.

Thuốc lá cũng là tác nhân gây nên rối loạn kinh nguyệt

Giữ vệ sinh cơ thể 

Thay băng vệ sinh thường xuyên (4-6 giờ/lần) và vệ sinh vùng kín đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Thăm khám phụ khoa định kỳ

Chủ động kiểm tra sức khỏe sinh sản mỗi 6 tháng đến 1 năm để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và có hướng điều trị kịp thời.

Chị em nên sử dụng thuốc tránh thai theo hướng dẫn của bác sĩ

Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ rối loạn kinh nguyệt nên làm gì cũng như nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng này. AIA Việt Nam hy vọng bạn sẽ tự chủ động xây dựng lối sống khoa học, giữ tâm lý thoải mái và không quên thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình. 

 

Nguồn tham khảo:
1. https://medlatec.vn/tin-tuc/roi-loan-kinh-nguyet-o-nu-gioi--do-dau-nguy-hiem-nhu-the-nao-s74-n18995
2. https://medlatec.vn/tin-tuc/phuong-phap-dieu-tri-roi-loan-kinh-nguyet-pho-bien-hien-nay-s74-n20841

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ