Bài viết

7 cách để tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả

13/03/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và các mầm bệnh khác. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp chúng ta phòng ngừa và chống lại các bệnh tật hiệu quả hơn. Trong bài viết này, AIA Việt Nam sẽ khám phá 7 cách đơn giản nhưng hiệu quả để tăng cường hệ miễn dịch. Mỗi phương pháp này đều dựa trên cơ sở khoa học và có thể dễ dàng tích hợp vào cuộc sống hàng ngày để nâng cao sức khỏe tổng thể.

1. Giữ một giấc ngủ ngon

Không có loại thuốc không kê đơn nào có thể chữa khỏi cảm lạnh thông thường. Nhưng bạn phòng ngừa cảm cúm nếu luôn ngủ ngon. Mất ngủ mãn tính khiến bạn dễ bị nhiễm trùng và  liên quan nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tiến sĩ Michael Chee, Giáo sư tại Trường Y khoa Duke-NUS và là điều tra viên chính của Phòng thí nghiệm Khoa học Thần kinh Nhận thức, ghi nhận sự gia tăng của các trường hợp mắc bệnh tiểu đường ở Đông Á.

Ông giải thích: “Dinh dưỡng và tập luyện đóng một vai trò quan trọng, nhưng sự ảnh hưởng của giấc ngủ vẫn chưa được công nhận chính đáng. "Kết quả từ các nghiên cứu về tình trạng thiếu ngủ cho thấy thay đổi sinh lý lâu dài có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường." Làm thế nào để bắt đầu? Tập ngủ đúng giờ và đủ 7 tiếng/ngày.

2. Đi bộ thường xuyên

Đi bộ là một cách để cải thiện thể lực, đặc biệt nếu bạn ít vận động. Một nghiên cứu cho thấy những người đi bộ ít nhất 20 phút/ngày – ít nhất 5 ngày/tuần – có số ngày bệnh ít hơn gần 1/2 so với những người tập thể dục mỗi tuần một lần hoặc ít hơn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ít vận động là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong do các bệnh không lây nhiễm ở Đông Nam Á. Người lớn trong độ tuổi từ 18-64 có thể cải thiện sức khỏe của mình bằng cách thực hiện các hoạt động aerobic hàng tuần với cường độ vừa phải từ 150-300 phút như đi bộ. Lợi ích đi bộ bao gồm cải thiện tuần hoàn, giảm huyết áp, giảm cân và trí nhớ tốt hơn.

Bắt đầu: Thay vì cam kết đi bộ ngay 10.000 bước, thử đi bộ 30 phút/ngày

3. Bổ sung Vitamin D

Tại một số quốc gia, nhiều bác sĩ kê đơn vitamin D với liều lượng 1.000 đến 2.000 IU cho bệnh nhân COVID-19 đang hồi phục để giúp tránh tái nhiễm.

Cách bắt đầu: Chia sẻ với bác sĩ về liều lượng phù hợp, tránh tiêu thụ quá liều vì có thể gây hại cho thận. Tốt nhất là mức 600 IU/ngày cho người lớn từ 19-70 tuổi để ngăn ngừa thiếu vitamin D. Liều lượng khuyến cáo ở Hồng Kông là 400 IU, Úc và New Zealand là 200 IU và Singapore là 100 IU.

4. Tiêm phòng đầy đủ

Vắc xin giúp tăng cường hệ thống miễn dịch đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Qua đại dịch, ta có thể thấy Vắc-xin COVID-19 giảm nguy cơ bệnh nặng và nhập viện, đồng thời khi được tiêm chủng, bạn sẽ ít có khả năng truyền vi-rút cho người khác.

Cách bắt đầu: Bạn nên đảm bảo đã tiêm hai liều vắc xin COVID-19 và một mũi tiêm nhắc lại. Nhớ tiêm phòng cúm hàng năm.

5. Hạn chế đồ ăn vặt

Quản lý lượng đồ ăn vặt giúp kiểm soát lượng đường trong máu và khiến bạn ít đói hơn. Trái cây, các loại hạt và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt là những lựa chọn tốt cho bữa ăn nhẹ lành mạnh. Cần đọc kĩ thành phần dinh dưỡng cho những đồ ăn đóng gói.

Cách bắt đầu: Tiêu thụ đồ ăn nhẹ 150 calo như:

1 quả táo nhỏ

¼ chén bí ngô hoặc hạt hướng dương không ướp muối

1 quả trứng nấu chín và 4 bánh quy giòn

½ chén đậu gà rang

6. Đừng lo lắng quá nhiều

Não bộ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và ruột, nơi chứa 70% hệ thống miễn dịch. Căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Không ai có thể tránh được căng thẳng, nhưng bạn có thể chọn cách đối phó với trạng thái lo âu.

Cách bắt đầu: Thư giãn với thiền trước khi đi ngủ.

7. Hiểu sự khác nhau giữa miễn dịch Nam và Nữ

Chức năng và phản ứng miễn dịch giữa nam và nữ khác nhau qua năm tháng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và dựa trên dữ liệu từ Global Health 50/50, nam giới tử vong vì COVID-19 ở 41/47 quốc gia nhiều hơn nữ giới. Trong khi nam giới dễ mắc các bệnh hiểm nghèo (Bệnh tim mạch, huyết áp), thì phụ nữ lại dễ mắc các bệnh tự miễn dịch (Bệnh tiểu đường tuýp 1 và viêm khớp).

Qua bài viết trên được chia sẻ bởi AIA Việt Nam, có thể thấy tăng cường hệ miễn dịch là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Bảy cách được đề cập trong bài viết này - từ việc đảm bảo giấc ngủ chất lượng, duy trì hoạt động thể chất, bổ sung vitamin D, tiêm phòng đầy đủ, hạn chế đồ ăn vặt, kiểm soát lo lắng, đến hiểu rõ sự khác biệt miễn dịch giữa nam và nữ - đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống phòng vệ mạnh mẽ cho cơ thể.

Cách bắt đầu: Kiểm tra sức khỏe với AIA Vitality, một chương trình chăm sóc sức khỏe giúp các thành viên thay đổi thói quen hàng ngày để sống khỏe. Đánh giá sức khỏe bao gồm Dinh dưỡng, tinh thần, giấc ngủ và vận động. Bạn cũng nhận được ưu đãi khi khám sức khỏe, mua đồng hồ thông minh Garmin hay Samsung. Cùng AIA hướng tới cuộc sống Khỏe hơn, Lâu hơn, Hạnh phúc hơn.

Nguồn tham khảo:

  • Cleveland Clinic. 2022. How Safe Is That TikTok Health Trend? [online] Available at: <https://health.clevelandclinic.org/tiktok-health-trends/> [Accessed on 8 June 2022]

  • The National Institute for Occupational Safety and Health (NIOSH). 2020. Training for Nurses on Shift Work and Long Work Hours. [online] Available at: <https://www.cdc.gov/niosh/work-hour-training-for-nurses/longhours/mod2/05.html> [Accessed on 8 June 2022]

  • JAMA Internal Medicine. 2022. Estimated Number of Deaths Prevented Through Increased Physical Activity Among US Adults. [online] Available at: <https://jamanetwork.com/journals/jamainternalmedicine/fullarticle/2788473> [Accessed on 8 June 2022]

  • National Library of Medicine. 2020. You’re only as young as your immune system. [online] Available at:  <https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7270427/> [Accessed on 8 June 2022]

  • National Institutes of Health. 2021. Vitamin D: Fact Sheet for Consumers. [online] Available at: <https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminD-Consumer/> [Accessed on 8 June 2022]

  • World Health Organization. 2022. Coronavirus disease (COVID-19): Vaccines. [online] Available at: <https://www.who.int/news-room/questions-and-answers/item/coronavirus-disease-(covid-19)-vaccines> [Accessed on 8 June 2022]

  • Medline Plus. 2020. Snacks for Adults. [online] Available at:<https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000338.htm> [Accessed on 8 June 2022]

  • Cleveland Clinic. 2020. 39 Easy, Low-Cal Snack Ideas At Around 150 Calories Each. [online] Available at: <https://health.clevelandclinic.org/39-easy-low-cal-snack-ideas-each-under-200-calories/> [Accessed on 8 June 2022]

  • National Library of Medicine. 2012. The role of gut microbiota in immune homeostasis and autoimmunity. [online] Available at:<https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3337124/> [Accessed on 8 June 2022]

  • UCLA Health. 2021. If you want to boost immunity, look to the gut. [online] Available at: <https://connect.uclahealth.org/2021/03/19/want-to-boost-immunity-look-to-the-gut/> [Accessed 8 June 2022]

  • American Psychological Association. 2018. Stress effects on the body. [online] Available at: <https://www.apa.org/topics/stress/body> [Accessed on 8 June 2022]

  • The Jackson Laboratory. 2020. Immune system changes with age differ between men and women. [online] Available at: <https://www.jax.org/news-and-insights/2020/february/immune-system-changes-with-age-differ-between-men-and-women> [Accessed on 8 June 2022]

  • Centers for Disease Control and Prevention. 2020. Men and COVID-19: A Biopsychosocial Approach to Understanding Sex Differences in Mortality and Recommendations for Practice and Policy Interventions. [online] Available at:<https://www.cdc.gov/pcd/issues/2020/20_0247.htm> [Accessed on 8 June 2022]

  • World Health Organization. Physical activity in South-East Asia. [online] Available at: <https://www.who.int/southeastasia/health-topics/physical-activity> [Accessed on 8 June 2022]

  • The Telegraph. 2020. Why Covid-19 kills nearly twice as many men as women. [online] Available at: <https://www.telegraph.co.uk/global-health/science-and-disease/covid-19-kills-nearly-twice-men-women/> [Accessed on 8 June 2022]

  • Harvard Health Publishing. 2021. 5 surprising benefits of walking. [online] Available at: <https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/5-surprising-benefits-of-walking> [Accessed on 1 July 2022]

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ