Bài viết

Lá mơ có tác dụng gì? Bài thuốc kỳ diệu mà ít ai biết tới

04/11/2023 dot 4 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Lá mơ là loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt, còn ẩn chứa những công dụng chữa bệnh đáng ngạc nhiên. Không chỉ tạo hương vị đặc trưng cho món ăn, loại lá này còn là "bài thuốc kỳ diệu" trong y học cổ truyền. Hãy cùng AIA Việt Nam tìm hiểu về lá mơ có tác dụng gì? và cách tận dụng nó trong cuộc sống hàng ngày!

Đặc điểm, nguồn gốc của lá mơ lông

Lá mơ lông là loại thân gỗ dây leo, có tên khoa học là Paederia foetida, thuộc họ Cà phê. Ở Việt Nam, hiện phổ biến nhất là loại lá mơ có nguồn gốc từ các vùng núi ẩm ướt, rừng rậm ở các nước châu Á như Ấn Độ, Malaysia…

Toàn thân và lá đều có một lớp lông mịn nên dân gian gọi là “lá mơ lông”. Ngoài ra, nó còn được biết đến với các tên như mơ tròn, mơ tam thể, ngưu bì đống… Mỗi mặt lá có màu sắc khác nhau, mặt trước màu xanh lá, còn mặt sau màu tím nhạt.

Bộ phận làm dược liệu

Trong y học cổ truyền, nhiều bộ phận của cây mơ lông được sử dụng làm thuốc, bao gồm:

  • Lá: Lá mơ là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất, có tác dụng chữa bệnh đa dạng.

  • Rễ: Rễ mơ lông cũng có giá trị y học, thường được dùng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp.

  • Thân: Thân cây mơ lông có thể được sử dụng trong một số bài thuốc dân gian.

  • Quả: Quả mơ lông ít được sử dụng làm thuốc, nhưng có thể ăn được khi chín.

Trong các bộ phận trên, lá mơ lông được sử dụng rộng rãi nhất và có nhiều công dụng nhất trong y học cổ truyền. Lá mơ thường được thu hái vào mùa xuân và mùa hè, khi cây đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhất.

Lá là bộ phận được sử dụng làm dược liệu

Thành phần hóa học của lá mơ lông

Lá mơ lông chứa 4 thành phần hóa học chính là alkaloid (a- và b-paederin), protein, caroten, các acid béo. Trong đó, hàm lượng saponin triterpenoid gọi là gypenosides là thành tố đặc biệt của lá mơ lông trong y học. Nghiên cứu [2] chỉ ra rằng, lá mơ lông có tác dụng kháng khuẩn và chống các bệnh về viêm nhiễm.

Tác dụng của lá mơ lông đối với sức khỏe

Lá mơ lông có nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Lá mơ lông sở hữu nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và đang được nghiên cứu trong y học hiện đại:

  • Tác dụng kháng viêm: Các alkaloid và iridoid glycoside trong lá mơ có khả năng ức chế quá trình viêm nhiễm trong cơ thể. Lá mơ thường được sử dụng để giảm viêm trong các trường hợp viêm khớp, viêm da và các bệnh viêm nhiễm khác.

  • Giảm đau: Hợp chất paederin trong lá mơ có tác dụng giảm đau mạnh. Lá mơ thường được dùng để giảm đau trong các trường hợp đau nhức xương khớp, đau bụng kinh và đau đầu.

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Lá mơ có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và cải thiện chức năng đường ruột. Nó thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu và táo bón.

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Các hợp chất flavonoid và vitamin C trong lá mơ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

  • Chống oxy hóa: Flavonoid và các hợp chất phenolic trong lá mơ có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra.

  • Hạ sốt: Trong y học cổ truyền, lá mơ thường được sử dụng như một phương thuốc hạ sốt tự nhiên, đặc biệt hiệu quả đối với trẻ em.

  • Điều trị bệnh ngoài da: Lá mơ có tác dụng kháng khuẩn và làm lành vết thương, thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, vết thương hở và các bệnh nhiễm trùng da khác.

  • Giải độc: Lá mơ có khả năng hỗ trợ quá trình giải độc của cơ thể, đặc biệt là giải độc gan và thận.

  • Điều hòa kinh nguyệt: Trong y học cổ truyền, lá mơ được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt và giảm các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.

  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy lá mơ có thể có tác dụng hạ đường huyết, mặc dù cần có thêm nghiên cứu để xác nhận hiệu quả này.

>>> Xem thêm: 5 tác dụng “trời cho” của lá ngải cứu

Các bài thuốc thường dùng chữa bệnh của lá mơ

Bài thuốc lá mơ lông sát khuẩn, chữa kiết lỵ

Người bị kiết lỵ thường đi ngoài nhiều lần, phân lẫn các chất nhầy và máu, một số trường hợp còn bị sốt. Lá mơ có tác dụng chống amip và simela - hai vi khuẩn chủ yếu gây nên bệnh kiết lỵ. Khi đó, người bệnh chỉ cần ăn trứng gà lá mơ, lấy một nắm lá mơ thái nhỏ, trộn lẫn với lòng đỏ trứng và nấu chín. Mỗi ngày ăn 2-3 lần liên tục vài ngày sẽ khỏi. 

Bài thuốc lá mơ lông sát khuẩn, chữa kiết lỵ

Bài thuốc trị giun

Giun đũa và gium kim sẽ được trị khỏi nếu ăn lá mơ sống với muối hoặc uống nước cốt vắt. Người bị giun nên ăn hoặc uống vào buổi sáng, liên tục trong 3 ngày sẽ có tác dụng. Ngoài ra, với loài giun kim, thì có thể bơm thẳng nước cốt lá mơ lông vào hậu môn người bệnh, giữ khoảng 20 phút, vài tiếng sau giun sẽ tự động bò ra.

Bài thuốc giảm đau nhức xương khớp

Người mắc phong thấp có thể thử 3 cách chữa bệnh với lá mơ lông.

  • Cách 1: Hãy dùng lá hoặc cả thân lá mơ lông phơi khô, sắc thuốc uống.

  • Cách 2: Lá mơ lông sau khi phơi khô sẽ được hãm lấy nước như trà, thêm chút rượu vào khi uống

  • Cách 3: Các bộ phận này cũng có thể được thái nhỏ, sao vàng và ngâm rượu. Sau khoảng 5 ngày là đủ độ ngấm, người bệnh uống hoặc dùng rượu xoa bóp các vùng đau nhức.

Bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng

Một trong những công dụng lớn nhất của lá mơ lông là chữa trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ví dụ như viêm đại tràng. Có hai bài thuốc phổ biến nhất để chữa trị căn bệnh này.

  • Cách 1: Kết hợp lá mơ lông với trứng gà và gừng. Thái nhỏ lá mơ, gừng và trộn lẫn với trừng gà rồi hấp chín. Bài thuốc này chỉ nên ăn ngay khi còn nóng là 1 lần/ngày, 3-4 lần/tuần để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

  • Cách 2: Kết hợp lá mơ và lá phèn đen. Đối với hai loại lá này, chỉ cần rửa sạch, thái nhỏ và vắt lấy nước cốt là có thể uống được. Người bệnh có thể uống 3-4 lần/ngày tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

Bài thuốc lá mơ lông sát khuẩn, chữa kiết lỵ

Bài thuốc trị chứng bí tiểu tiện

Thường chứng bí tiểu là do mắc các bệnh về thận, về đường tiêu hóa. Bởi vậy, người bệnh chỉ cần phơi khô và sắc lấy nước lá mơ lông uống trong 2-3 ngày, tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể.

>>> Xem thêm: 8 Lợi ích tốt lành của lá dâu tằm cho sức khỏe

Điều trị chứng cam tích (suy dinh dưỡng) ở trẻ nhỏ

Các bậc cha mẹ có thể tham khảo cách sau: Trộn 15-20 gram thân rễ lá mơ lông với dạ dày lợn thái vụn. Sắc 2 nguyên liệu trên với 2 bát con nước, sắc đến khi còn lại 1 bát thì dừng. Lượng thuốc này nên được chia cho trẻ nhỏ uống 2 lần/ngày.

Lưu ý khi sử dụng lá mơ

Lá mơ lông là dược liệu dân gian, lành tính và được sử dụng trong nhiều thang thuốc, tuy nhiên, người dùng nên lưu ý một số điểm sau:

  • Chỉ nên sử dụng lá mơ lông khi trình trạng bệnh còn nhẹ, mới biểu hiện. Nếu có biểu hiện nặng hơn như viêm loét đại tràng, dạ dày, xuất huyết, đau dữ dội… thì nên đến các cơ sở y tế để được điều trị kĩ càng hơn.

  • Bởi lớp lông của lá mơ, nên có rất nhiều kí sinh trùng, bụi bẩn trên bề mặt lá. Bởi vậy, nên ngâm và rửa sạch với nước muối trước khi sử dụng.

  • Các bài thuốc giúp hỗ trợ chữa trị chỉ là một phần, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ thì mới đem lại hiệu quả.

  • Chú ý đến nguồn gốc và cách bảo quản các lá mơ lông. Nên sử dụng lá mơ lông không chất bảo quản, gây hại vì phần lớn, các bài thuốc sẽ sử dụng trực tiếp phần lá làm dược liệu.

  • Đối với phụ nữ có thai và cho con bú, chỉ nên sử dụng lá mơ lông khi đã qua chế biến, không nên ăn sống vì dễ đau bụng, mắc các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn.

Lá mơ lông, với tác dụng đa dạng từ giảm đau, kháng viêm đến hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch, đang dần khẳng định vị trí trong y học hiện đại. Tuy cần sử dụng thận trọng và có hướng dẫn chuyên môn, lá mơ có tiềm năng lớn trong điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Cần thêm nghiên cứu để xác định chính xác cơ chế hoạt động, liều lượng an toàn và tương tác thuốc. Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và hiện đại có thể mở ra cơ hội phát triển phương pháp điều trị mới từ lá mơ, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng và phát triển ngành dược liệu tự nhiên Việt Nam.

Nguồn tham khảo:

[1] Mơ lông-Paederia foetida , Rubiaceae, Nhận thức dược liệu

[2] Subrata De, B. Ravishankar, G.C. Bhavsar, “Investigation of the anti-inflammatory effects of Paederia foetida”, 2019

[3] Bombi Lee, Insop Shim, Hyejung Lee, “Gypenosides Attenuate Lipopolysaccharide-Induced Neuroinflammation and Memory Impairment in Rats”, 2018

[4] Ning Dai, Fang-fang Zhao, Min Fang, Feng-lan Pu, Ling-yao Kong, Jian-ping Liu, Gynostemma pentaphyllum for dyslipidemia: A systematic review of randomized controlled trials, 2022

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ