Bài viết

Những công dụng tuyệt vời của mộc nhĩ đối với sức khỏe

03/11/2023 dot 03 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Mộc nhĩ (hay còn gọi là nấm mèo) là một loại gia vị hay được kết hợp và chế biến trong các món ăn thường ngày của nước ta. Tuy phổ biến là vậy nhưng không phải ai cũng hiểu biết hết các chức năng, công dụng của dược liệu này. Vậy tác dụng của mộc nhĩ là gì, nên sử dụng thế nào để đạt hiệu quả? Hãy cùng AIA tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cây mộc nhĩ là gì?

Mộc nhĩ - hay còn gọi là Nấm mèo (Nấm tai mèo), có tên khoa học là Auricularia auricula (L.) Underw., thuộc họ Mộc nhĩ (Auriculariaceae). Là một loại nấm sinh trưởng trên gỗ mục, nó có hình dạng tương đồng với tai của người. Bên ngoài chúng phủ 1 lớp nâu nhạt, có lông mịn và mặt trong nhẵn, nâu sẫm.

Như đã nói ở trên, loài nấm này mọc trên gỗ mục, những nơi ẩm ướt. Chúng sống tầm gửi vào thân cây và không có khả năng sản xuất được carbohydrate vì không chứa chất diệp lục.

Tác dụng của mộc nhĩ

Không khó để tìm kiếm mộc nhĩ vì nó phân bổ, ,sinh trưởng ở các vùng ôn đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới: Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á, Australia, Nam Mỹ và Châu Phi. Thời gian thích hợp nhất để thu hái là vào mùa hè và mùa thu. Chú ý sau khi thu hái thì rửa sạch, loại bỏ cặn bẩn và bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao để nấm không bị mốc.

Tác dụng tuyệt vời của mộc nhĩ

Mộc nhĩ không chỉ là gia vị giúp món ăn thêm ngon miệng mà còn là thực phẩm mang nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe con người

Mộc nhĩ tốt cho sức khỏe

Tác dụng trong y học hiện đại

Những nhà nghiên cứu cho biết mộc nhĩ nằm trong nhóm các loại nấm có chứa các chất chống lão hóa, giúp nâng cao sức đề kháng, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư và tăng cường giải độc phóng xạ.

Ngoài ra, đây còn là thuốc hỗ trợ tốt trong việc điều trị các bệnh sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang vì chứa nhiều chất xơkeo thực vật, có khả năng bào mòn dị vật hay những viên sỏi tích tụ trong cơ thể. Dược liệu này giúp cải thiện thành mạch, giảm mỡ máu, ngăn chặn việc hình thành mảng xơ vữaquá trình ngưng kết tiểu cầu trong các bệnh về tim mạch.

Với những người sinh sống và làm việc trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi và các chất hóa học như công trường xây dựng, nhà máy, mỏ than… Bạn nên cân nhắc thêm mộc nhĩ vào khẩu phần ăn hằng ngày để cải thiện sức khỏe.

Tác dụng y học cổ truyền

Mộc nhĩ đóng vai trò quan trọng trong y học cổ truyền

Dược liệu có vị ngọt, tính bình (không thiên về tính lạnh hay tính nóng). Khi sử dụng sẽ giúp cơ thể nhẹ nhàng hơn, làm thông khí huyết. Nó có thể chữa những bệnh sau:

  • Chữa đi lỵ ra máu, dùng 20g Mộc nhĩ sao, tán bột, uống làm 3 lần

  • Chữa trĩ lâu ngày, nấu ăn hàng ngày.

  • Trị đau răng, dùng Mộc nhĩ và Kinh giới, sắc nước ngậm và súc miệng.

  • Chữa suy nhược

Cách sử dụng mộc nhĩ đem lại hiệu quả tốt nhất

Mộc nhĩ có thể nghiền bột hoặc sắc để uống, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, nấm còn có thể sử dụng như thức ăn kèm với liều lượng trong khoảng 30 – 100gr/ 1 ngày.

Các bài thuốc phổ biến với mộc nhĩ được lưu truyền trong dân gian như sau:

  • Bài thuốc chữa lỵ mãn tính: Hái 30g mộc nhĩ, 8g Lộc giác sương, tán bột và trộn đều. Sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi lần 5g với nước ấm.

  • Điều trị hen suyễn, miệng khô, tay chân lạnh, mặt tái nhợt: Hái 20g mộc nhĩ, thêm 15g đường phèn, sắc cùng với lượng nước vừa đủ và uống trong ngày.

  • Chế biến cháo mộc nhĩ giúp tươi nhuận, bổ phổi, ăn uống ngon miệng, tiêu hóa tốt: Mộc nhĩ 10g, Gạo tẻ 100g (sao vàng), Thịt nạc 50g. Đổ vào 6 chén nước, nấu cháo, thêm gia vị đủ dùng.

Đối tượng không nên sử dụng mộc nhĩ

Tuy mộc nhĩ mang lại giá trị dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh đặc thù, không phải ai cũng có thể sử dụng loại dược liệu này. AIA khuyên một số đối tượng sau nên cân nhắc trước khi dùng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe:

  • Những người đang có vấn đề, rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy…vì mộc nhĩ có tính hàn, càng dùng nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Mộc nhĩ có thể gây hoạt huyết tiêu ứ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, vì vậy phụ nữ mang thai không nên sử dụng.

  • Các trường hợp vừa phẫu thuật, nhổ răng hay chảy máu mũi … không nên ăn.

  • Trẻ em và bất kỳ đối tượng nào dễ bị dị ứng với các thành phần dược liệu. Nguyên nhân là bởi trong mộc nhĩ có chứa một số hoạt chất nhạy cảm với ánh sáng, có thể gây đau nhức da, viêm da, phù nề thanh quản,...

  • Những người có tiền sử bị các bệnh loãng máu, máu khó đông tuyệt đối không sử dụng vì thực phẩm này có tác dụng ngăn ngừa đông máu.

Những thực phẩm kỵ với mộc nhĩ

Bạn nên lưu ý rằng không phải thực phẩm nào cũng kết hợp được với mộc nhĩ, nếu chế biến sai cách sẽ dễ gây ra những hậu quả không đáng có.

  • Thịt vịt và ốc: Mộc nhĩ và 2 loại thực phẩm này đều có tính hàn như nhau. Nếu ăn 3 loại cùng lúc sẽ không tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

  • Củ cải trắng: Khi ăn hai món này, bạn nên ăn cách nhau trong khoảng thời gian ít nhất là 3 tiếng bởi chúng có thể gây ra những phản ứng phức tạp, dẫn đến tình trạng viêm da.

  • Các đồ có tính lạnh khác.

  • Thịt gà rừng: Những người mắc bệnh trĩ nên tránh chế biến chung mộc nhĩ và gà rừng vì chúng có thể gây xuất huyết và khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Những lưu ý khi sử dụng mộc nhĩ

Lưu ý khi sử dụng mộc nhĩ

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng mộc nhĩ:

  • Không ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng vì sẽ khiến mộc nhĩ bị dính nhũn, khó bảo quản. Không ăn mộc nhĩ tươi mà sử dụng sau khi phơi và sấy khô để không gây hại cho sức khỏe.

  • Ngâm dược liệu với thời gian đúng và đủ, không ngâm quá 8 tiếng bởi khi đó, các chất dinh dưỡng trong mộc nhĩ có thể bị biến đổi và nhiễm khuẩn, từ đó làm tăng nguy cơ ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy, thậm chỉ có thể gây hôn mê. Khi chế biến, ta nên ngâm mộc nhĩ từ 2 đến 3 tiếng với nước lạnh, sau đó nấu chín mộc nhĩ trước khi thưởng thức.

  • Những người có thể trạng lạnh, yếu, hay mắc bệnh tiêu hóa thì nên dùng thuốc kết hợp vài lát gừng tươi nướng sơ qua lửa.

Kết luận

Hi vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được câu hỏi “mộc nhĩ có tác dụng gì” và biết cách sử dụng hợp lý. Mặc dù có nhiều bài thuốc dân gian truyền lại nhưng khi mắc bệnh, bạn nên thăm khám các cơ sở y tế và chuyên gia để được tư vấn về liều lượng và cách dùng mộc nhĩ, tránh những tác dụng không mong muốn.

 

Nguồn tham khảo:

Extraction, Antimicrobial, and Antioxidant Activities of Crude Polysaccharides from the Wood Ear Medicinal Mushroom Auricularia auricula-judae (Higher Basidiomycetes), Pubmed, 2015

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.