Bài viết

Trẻ bị táo bón nên ăn gì để cải thiện hệ tiêu hóa?

24/04/2023 dot 5 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Táo bón là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Nếu không được xử lý kịp thời, táo bón có thể gây ra nhiều vấn đề khác cho trẻ, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Trong bài viết này, AIA Việt Nam sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng táo bón cũng như trẻ bị táo bón nên ăn gì một cách đơn giản và hiệu quả.

Nguyên nhân, triệu chứng trẻ bị táo bón

Táo bón ở trẻ phần lớn bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: 

1. Trẻ nhịn đi vệ sinh 

Khi trẻ nhịn đi vệ sinh, phân có thể trở nên khô và cứng hơn, làm cho việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn. Nếu việc này diễn ra thường xuyên mà mẹ không theo dõi kịp thời thì sẽ dẫn đến táo bón và gây ra các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như đau bụng, khó chịu và khó tiêu hóa.

2. Chế độ ăn uống thiếu chất

Mẹ nên biết rằng, trẻ bị táo bón có thể là do chế độ ăn thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm và chất béo. Đặc biệt trẻ uống thiếu nước là lý do lớn gây nên tình trạng táo bón. 

3. Thành phần trong thuốc gây táo bón 

Một số loại thuốc, như thuốc kháng sinh, thuốc tiêu chảy, thuốc ho có chứa thành phần là codein, thuốc chống co giật,... có thể gây táo bón ở trẻ em.

Ngoài ra, trẻ bị táo bón còn do tác động của một số bệnh lý khác trên cơ thể như: bệnh cường giáp, bệnh phì đại tràng bẩm sinh, bệnh đái tháo đường và một số bệnh liên quan đến thần kinh khác….. 

Biểu hiện của các bạn trẻ bị táo bón rất dễ dàng nhận biết nếu mẹ thường xuyên ở cạnh con nhỏ. Hãy lưu ý một số triệu chứng sau: 

  • Phân có lẫn máu tươi do cọ sát với hậu môn

  • Trẻ đi đại tiện ít hơn 2 lần/tuần

  • Thường xuyên căng bụng và đầy hơi sau khi ăn 

  • Có biểu hiện thay đổi tư thế, gồng mình và cong mông để rặn khi đi vệ sinh

  • Khó chịu, khóc lớn khi đi đại tiện với các trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Các trẻ biết nói sẽ cho mẹ biết là trẻ không đi vệ sinh được. 

Khi có những biểu hiện này thì nguyên nhân rất lớn là do trẻ bị táo bón. Cần tìm cách khắc phục ngay cho bé. 

Trẻ bị táo bón nên ăn gì?

Khi trẻ bị táo bón, việc điều chỉnh chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng này. Dưới đây là danh sách chi tiết các loại thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn của trẻ:

  • Rau xanh và trái cây giàu chất xơ: Rau xanh lá: cải xoăn, rau bina, cải thìa; Trái cây: táo (với vỏ), lê, kiwi, dâu tây, việt quất; Rau củ: cà rốt, bí đỏ, khoai lang

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Bánh mì nguyên cám, yến mạch, gạo lứt, mì ống làm từ lúa mì nguyên cám

  • Đậu và các loại hạt: Đậu lăng, đậu đen, đậu gà, hạt chia, hạt lanh (có thể nghiền nhỏ trộn vào sữa chua hoặc sinh tố), hạnh nhân, quả óc chó (đối với trẻ lớn, tránh cho trẻ nhỏ vì nguy cơ hóc)

  • Sữa chua probiotics: Sữa chua tự nhiên không đường, sữa chua Kefir

  • Nước ép trái cây tự nhiên: Nước ép mận (đặc biệt hiệu quả), nước ép lê, nước ép táo (không lọc bỏ xơ)

  • Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh: Bơ, dầu ô liu extra virgin, cá béo như cá hồi, cá thu (đối với trẻ lớn)

  • Thực phẩm giàu magie: Chuối, hạt bí ngô, rau bina

  • Nước và chất lỏng: Nước lọc, súp rau củ, nước dừa tươi

Lưu ý khi áp dụng chế độ ăn cho trẻ bị táo bón:

  • Tăng cường chất xơ từ từ để tránh gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.

  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước để chất xơ hoạt động hiệu quả.

  • Hạn chế thực phẩm gây táo bón như bánh kẹo, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn.

  • Kết hợp chế độ ăn với việc tăng cường vận động cho trẻ.

  • Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn cho trẻ.

Nếu tình trạng táo bón của trẻ không cải thiện sau khi điều chỉnh chế độ ăn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

>>> Xem thêm: Bảo hiểm sức khỏe cho bé theo từng độ tuổi cha mẹ nên biết

Trẻ bị táo bón nên tránh ăn gì

Khi trẻ bị táo bón, có một số thực phẩm nên hạn chế hoặc tránh để giúp cải thiện tình trạng táo bón. Mẹ nên lưu ý các thực phẩm dưới đây: 

  • Thực phẩm chứa đường và bột mì trắng: Đường và bột mì trắng không có chất xơ và không giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Thay vào đó, nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm chứa chất xơ để giúp cải thiện tình trạng táo bón cho con.

  • Thực phẩm chứa chất béo cao: Các loại thực phẩm chứa chất béo cao như thịt đỏ, phô mai, kem và đồ chiên rán có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây táo bón. Thay vào đó, nên ăn thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá, trứng và các loại đậu để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

  • Thực phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, nước ngọt, đồ uống có ga… Do caffeine có tác dụng làm co thắt các cơ trơn trong đường ruột, khiến chúng khó di chuyển và làm chậm quá trình tiêu hóa. Đồ uống có ga và nước ngọt có chứa đường và chất bảo quản, có thể khiến trẻ cảm thấy đầy hơi và khó tiêu hóa.

Mẹ hãy lưu ý để cắt giảm tối đa những loại thực phẩm kể trên trong bữa ăn của con để tránh gây tình trạng táo bón.

Qua bài viết trên, có thể nói táo bón là tình trạng rất dễ gặp phải đặc biệt là trong thời kỳ trẻ bắt đầu ăn dặm (dưới 2 tuổi) nên mẹ hãy tìm hiểu kỹ thông tin trong bài viết để hạn chế tình trạng táo bón của con và cho con ăn những loại thực phẩm phù hợp. Đặc biệt nếu tình trạng táo bón kéo dài hoặc có biểu hiện lạ hãy lập tức đưa con đến trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ